Giáo dục Việt Nam luôn hướng đến sự phát triển đột phá và nâng cao chất lượng

 Duyên Hải

Mỗi mùa thi  sắp đến thì trên các trang mạng xã hội lại có rất nhiều bài nhận định, đánh giá sai sự thật về nền giáo dục, phủ nhận hết những thành tựu trong giáo dục mà chúng ta đạt được trong thời gian qua. TP Hà Nội vừa công bố lịch thi vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025. Theo đó, kỳ thi lớp 10 THPT công lập không chuyên diễn ra trong 2 ngày 8và 9/6. Như vậy, đây là năm thứ 3 liên tiếp, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội không có môn thứ tư.Trên trang Tiếng Dân new Thái Hạo có bài viết: “Bệnh hoạn giáo dục” lại tiếp tục bôi đen nền giáo dục, khai thác, phân tích xoáy sâu vào những mặt chưa tích cực trong hệ thống giáo dục để định hướng người đọc theo hướng hiểu hoàn toàn sai sự thật về nền giáo dục Việt Nam.

Mở đầu bài viết rằng: “Cũng đúng vào thời điểm này cách đây hai năm, tôi đã đưa sự việc tồi tệ “ép học sinh không thi lên lớp 10” ra công luận, từ một đoạn tin nhắn trong nhóm phụ huynh Hà Nội. Dư luận dậy sóng, báo chí “vào cuộc”, chính quyền và sở giáo dục Hà Nội như từ trên trời rơi xuống, tỏ ra ngạc nhiên rồi “chỉ đạo”, nào là “nghiêm cấm”, là “xử lý nghiêm”, v.v. và v.v…Nhưng ngay năm sau, năm 2023, tình trạng không những không được giải quyết mà còn trầm trọng và nở rộ hơn, không chỉ Hà Nội (xin search Google để đọc báo). Và sang năm nay cũng vẫn thế, cứ bước vào học kỳ 2 là các trường THCS lại “mở chiến dịch”, lại “ra quân”. Nào là “tư vấn”, dỗ ngọt, nào là “ưu tiên”, nào là đe dọa, nào là mời phụ huynh, nào là “làm công tác tư tưởng”…”

Trước hết đi vào bản chất vấn đề để bàn luận thêm, phải khẳng định rằng: Trên cơ sở những thành tựu đạt được, Đại hội XIII của Đảng đã định hướng phát triển giáo dục Việt Nam cho thời kỳ tới, trong đó có một số điểm nổi bật như: thay vì chỉ nhấn mạnh vào “phát triển nhanh giáo dục và đào tạo” như trước đây, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021 – 2030 đề cập trực tiếp việc “phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”. Phương hướng “giáo dục là quốc sách hàng đầu” được xác định theo hướng mới: “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước”. Không chỉ vậy, giáo dục Việt Nam còn hướng đến sự phát triển đột phá và nâng cao chất lượng: “Có cơ chế hỗ trợ xây dựng một số trường đại học lớn và đại học sư phạm trở thành những trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới”…Hiện giáo dục Việt Nam tiếp tục có nhiều thành tựu nổi bật. Chất lượng giáo dục ở các cấp học từng bước được nâng cao. Năm học 2022 – 2023, tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường tăng 4,6% so với năm học trước; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường và huy động học sinh cấp tiểu học đúng độ tuổi đều duy trì ở mức cao 99,7%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt mức cao 98,81%; có 63/63 tỉnh, thành phố duy trì và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, đạt tỷ lệ 100%.

Tại Hà Nội, hiện nay đã chốt tổ chức thi 3 môn để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 – 2025. Điều này cũng giúp giảm áp lực đáng kể cho học sinh; tiết kiệm được ngân sách Nhà nước cho công tác thi cử cũng như tiết kiệm chi phí học hành của phụ huynh. Phải thừa nhân Hà Nội là địa phương có quy mô học sinh lớn nhất cả nước với 2,3 triệu học sinh, những năm gần đây, TP Hà Nội đối diện với nhiều khó khăn trong việc giải quyết chỗ học cho học sinh, nhất là tại các quận, nơi có khu công nghiệp, nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh. Theo thống kê, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 của thành phố tăng 5.000 em so với năm 2023. Điều này đồng nghĩa với việc áp lực cạnh tranh để có “một tấm vé” vào lớp 10 THPT công lập ở thành phố sẽ càng lớn. Trong khi đó, mong muốn chung của hầu hết phụ huynh là con sẽ học tiếp lên cấp THPT chứ không phải theo học trường nghề. Vì vậy, để thực hiện công tác phân luồng, ngay từ năm học đầu cấp, các trường THCS đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể.

Từ một quốc gia có 95% dân số mù chữ, trải qua nhiều năm với sự nỗ lực, nền giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 – 2025 cũng là kỳ thi cuối cùng theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm học 2025 – 2026, kỳ thi sẽ theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học 2024 – 2025 dự kiến có gần 135.000 học sinh tốt nghiệp, tăng hơn 5.000 học sinh so với năm học 2023 – 2024. Có thể thấy, cuộc đua vào lớp 10 THPT công lập sắp tới sẽ cam go, khốc liệt hơn năm ngoái khi tỉ lệ tuyển sinh các trường không tăng. Vì vậy nên việc phân luồng là phù hợp đối với nhu cầu và năng lực của học sinh để phần nào giảm tải áp lực cho học sinh và phụ huynh, thế nên Thầy Thái Hạo ơi? Đừng xiên xẹo, đơm đặt và bôi đen nền giáo dục nữa, mọi khó khăn thì sẽ được sửa đổi, giải quyết và dần đi vào ổn thỏa và phù hợp với điều kiện, nhịp phát triển của xã hội thôi.

Nguồn: vanlevanlan.wordpress.com

Nhận xét