Sau một loạt cú sốc mang tính hệ thống tác động mạnh đến nền kinh tế của nhiều quốc gia cùng một lúc, đó là: Đại dịch Covid-19, thảm họa thiên tai, xung đột tại Ukraine, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, xung đột Israel – Hamas…, làm cho mức nợ chính phủ tính theo tỷ trọng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng cao ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển. Điều này cũng có nghĩa là nguy cơ một cuộc khủng hoảng nợ đang lớn dần khi một số quốc gia đứng trước nguy cơ vỡ nợ và kéo theo sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh ấy, Việt Nam cũng chịu nhiều sức ép, nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế – xã hội đã khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát và trở thành điểm sáng của kinh tế toàn cầu.
Trong khi thế giới đang lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng, nền kinh tế Việt Nam được các tổ chức tài chính và giới truyền thông quốc tế đánh giá nổi lên như một điểm sáng hiếm hoi, với tốc độ tăng trưởng GDP ổn định và là miền đất hứa cho các nhà đầu tư. Thế nhưng, với bản chất của một tổ chức khủng bố, Việt Tân đã cố tình bịt tai, che mắt, ra sức chống phá bằng những thông tin bịa đặt, xuyên tạc nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Bằng chứng là ngày 25-5-2023, trên facebook của tổ chức này và đài VOA đã phát tán thông tin “số tiền nợ công mà mỗi người Việt Nam phải gánh trong những năm gần đây: Năm 2018 là 31,69 triệu, 2019 lên 33,62 triệu và năm 2020 tăng lên 35,10 triệu”.
Theo thống kê của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2021, nợ nước ngoài của Việt Nam giảm chỉ còn 38,4% GDP và hết năm 2022 là 38% GDP. Theo dự báo của các tổ chức tài chính thế giới, nợ công của Việt Nam trong năm 2023 sẽ giảm còn 36% GDP, trong khi ngưỡng cảnh báo là 55% GDP. Ngược lại, tình hình nợ công của các nước phương Tây vô cùng ảm đạm và bi đát. Năm 2021, các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) có tỷ lệ nợ chính phủ trên GDP bình quân gần 88%. Nợ chính phủ trên GDP của Hy Lạp lên tới 193%. Kết thúc quý đầu tiên của năm 2022, Italia với tổng nợ công ở mức 152,6% GDP, Hy Lạp 189,3% GDP, Bồ Đào Nha 127%, Tây Ban Nha 117,7%, Bỉ 107,9% và Cộng hòa Síp 104,9%. Tính đến cuối tháng 3 năm nay, nợ công của Pháp đã tăng lên 3.010 tỷ euro, tương đương 112,5% và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này, cao hơn nhiều mức mục tiêu 60% của EU.
Trước gánh nặng “kép” từ đại dịch Covid-19 và xung đột ở Ukraine, một số quốc gia châu Âu có tỷ lệ nợ công trên GDP tăng trong năm 2021, gồm Đức tăng 0,6 điểm phần trăm lên 69,3% GDP, Romania tăng 1,6 điểm phần trăm lên 48,8% và Cộng hòa Séc tăng 4,2 điểm phần trăm lên 41,9%. Theo ước tính của các nhà phân tích và mô hình vĩ mô toàn cầu của Tạp chí Trading Economics, tình trạng nợ công ở EU dự kiến sẽ là 89% GDP vào cuối năm 2023. Về dài hạn, nợ công của các quốc gia trong khối EU được dự đoán sẽ có xu hướng ở khoảng 87% GDP vào năm 2024 và 85% GDP vào năm 2025. Riêng đối với nước Mỹ, nợ công đã trở thành cơn ác mộng của quốc gia này từ nhiều thập kỷ nay. Hiện tổng nợ công của Hoa Kỳ đã vượt mốc 33 ngàn tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử vào ngày 18-9-2023, tương đương 119% GDP của nước Mỹ. Với mức nợ công này, nếu chia đều cho 336,5 triệu dân Mỹ thì mỗi người dân gánh 98.060 USD, tương đương 2,35 tỷ đồng Việt Nam.
Như vậy, nợ công mà một người dân Mỹ đang gánh gấp 67 lần người Việt. Tất nhiên, trong số nợ công mà người dân Mỹ đang phải gánh, có một phần để nuôi những kẻ vong quốc tha phương cầu thực trong tổ chức khủng bố Việt Tân. Trước tình trạng nợ công này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hồi đầu tháng 5 đã công bố thông tin cho biết, Chính phủ Mỹ có thể không thể thanh toán tất cả hóa đơn đúng hạn ngay sau ngày 1-6-2023 nếu Quốc hội không nâng trần nợ – giới hạn về tổng số tiền mà chính phủ có thể vay để thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Vì vậy, ngày 31-5-2023, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật nâng trần nợ công tránh nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử. Với 314 phiếu thuận, 117 phiếu chống, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật nâng trần nợ công tới ngày 1-1-2025.
Từ năm 1960 đến nay, Quốc hội Mỹ đã tăng mức trần nợ 78 lần, với lần tăng gần đây nhất vào năm 2021 lên mức 31.400 tỷ USD. Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), nợ của Chính phủ Mỹ dự báo sẽ tăng từ 33 ngàn tỷ USD hiện nay lên 50 ngàn tỷ USD vào năm 2033. Và trên cơ sở dữ liệu về nợ của Chính phủ Mỹ, chiến lược gia Michael Hartnett của Ngân hàng Bank of America (BofA) đã tính toán con số nợ cụ thể là 5,2 tỷ USD/ngày trong thập kỷ tới.
Những số liệu và phân tích nêu trên đã lộ rõ bản chất xấu xa, đen tối của Việt Tân. Chưa bao giờ chúng từ bỏ các hoạt động chống phá Việt Nam hay từ bỏ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào để xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, nói xấu nhằm hạ uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, gây mất niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước. Người Việt Nam có câu: “Chân mình thì lấm bê bê, lại đi cầm đuốc mà rê chân người”. Và từ xưa đến nay, những người có văn hóa, có nhân tính và biết liêm sỉ sẽ không ai làm vậy!
Nhật Minh (BPO
Nhận xét
Đăng nhận xét