Khi đồng bào ta phấn khởi, chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thì cũng là lúc các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị giở trò xuyên tạc, chống phá nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) hằng năm đã trở thành nét đẹp văn hóa, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống nhân dân vì đây không chỉ là dịp gặp gỡ, giao lưu, đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” mà còn là diễn đàn, đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, tập hợp và phát huy sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, đoàn kết cùng nhau xây dựng khu dân cư ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Khi đồng bào ta phấn khởi, chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thì cũng là lúc các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị giở trò xuyên tạc, chống phá nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.
Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo
Chúng ta nhận thấy, vỏ bọc che đậy các hành vi xuyên tạc, vu cáo, thông tin sai sự thật trên không gian mạng hiện nay của các thế lực thù địch, phản động là các chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do”, nhất là tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tự do ngôn luận, báo chí; xuyên tạc những vấn đề do lịch sử để lại, những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; thổi phồng thiếu sót trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi, trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở các địa phương.
Các thế lực thù địch triệt để tận dụng hoặc tạo ra, khai thác mọi khe hở có thể đế thực hiện thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam về vấn đề dân tộc trên chính địa bàn các dân tộc thiểu số đang sinh sống nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tiến tới gây bạo loạn, ly khai.
Hoạt động chủ yếu là phát tài liệu bịa đặt, dựng cảnh người dân ăn mặc rách rưới, nhem nhuốc rồi chụp ảnh, quay video trên không gian mạng để rêu rao, tạo dư luận xấu về Đảng, Nhà nước Việt Nam. Địa bàn nhắm tới là các buôn, làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh lợi dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, “tự do tôn giáo, dân tộc”, các thế lực thù địch thường triệt để lợi dụng các vụ việc để chống phá chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ, tiếp sức bởi các thế lực thù địch và các tổ chức quốc tế có hành vi chống phá Việt Nam như: Tổ chức Theo dõi nhân quyền – HRW, Ân xá quốc tế – AI, Đài Phát thanh Á châu tự do – RFA…
Các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống đối ở trong nước gia tăng kích động biểu tình, tạo điểm nóng chính trị để gây sự chú ý của dư luận thế giới. Đáng chú ý, các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài đều tận dụng triệt để mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chống phá. Không chỉ kích động tư tưởng ly khai, tự trị riêng cho dân tộc mình tại vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các thế lực thù địch còn triệt để lợi dụng các vụ việc nổi cộm như vụ Đồng Tâm ở TP Hà Nội, vụ Thủ Thiêm ở TP Hồ Chí Minh nhằm gây bất ổn từ bên trong, gây hiểu nhầm đối với dư luận thế giới để kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Những chiêu trò chống phá chính sách đại đoàn kết dân tộc trên không gian mạng không có gì mới nhưng luôn được thế lực thù địch triệt để lợi dụng, xáo đi xáo lại nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thủ đoạn, mưu mô rất nguy hiểm, biểu hiện ở chỗ số đối tượng phản động, cơ hội chính trị thường lựa chọn thời điểm nước ta tổ chức các sự kiện trọng đại, kỷ niệm các ngày lễ lớn như kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) hay Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11)… nhằm xuyên tạc vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam. Tìm cách vu cáo Đảng và Nhà nước, tạo ra những nhận thức sai lệch để các chính phủ, các tổ chức quốc tế can thiệp, gây sức ép, tạo điều kiện cho các đối tượng trong nước gia tăng hoạt động chống phá.
Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa chiến lược và là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Người đã nêu ra luận điểm có tính chân lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài; thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc trên cơ sở lấy mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là quan điểm nhất quán của Đảng ta trong vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc. Các dân tộc có dân số dù ít hay nhiều, ở trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh – quốc phòng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc” (Điều 5 – Hiến pháp 2013, tr.13); “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14 – Hiến pháp 2013, tr.17).
Theo đó, Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) của Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết số 23-NQ/TW “Về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Nghị quyết số 24-NQ/TW “Về công tác dân tộc”; Nghị quyết số 36-NQ/TW (2004) của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”; Chỉ thị 45-CT/TW về tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Chính trị (2015).
Đại hội XIII của Đảng khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận Tổ quốc đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Mặt trận và đoàn thể nhân dân, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư; tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa nhân dân với Đảng và chính quyền, tăng cường đồng thuận xã hội, tạo thành sức mạnh to lớn, bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Điều 11, Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quy định: “Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”. Từ đó đến nay, hằng năm, việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” đã trở thành sinh hoạt xã hội rộng rãi ở từng cộng đồng dân cư trong cả nước.
Trong những năm qua, Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc diễn ra trong cả nước đã thực sự trở thành ngày hội của toàn dân nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vào dịp này, tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn càng được phát huy, góp phần thực hiện tốt các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng các gia đình điển hình có “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”…, đấu tranh với các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xóa dần những tệ nạn trong xã hội…
Thông qua ngày hội, nhiều khu dân cư đã sáng tạo ra các hình thức thi đua giữa các xóm, tổ dân phố, tổ nhân dân, thực hiện các công trình dân sinh trên địa bàn, giải quyết việc làm, thành lập các tổ giúp đỡ nhau trong sản xuất hay xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chăm sóc người già yếu, neo đơn… Ngày hội cũng đã tạo điều kiện cho việc phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, giúp cấp ủy đảng và chính quyền các cấp lắng nghe nguyện vọng, những phản ánh của nhân dân trong cuộc sống…
Kết quả thực tiễn của ngày hội mang giá trị là động lực về tinh thần trong nhân dân, từng bước được hiện thực hóa bằng các hành động cụ thể trên tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội tại mỗi địa phương, góp phần vào kết quả chung trong xây dựng và phát triển của đất nước; đồng thời là minh chứng sinh động phản bác luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.
Liêm Chính -Bình Nguyên
Nhận xét
Đăng nhận xét