Tuyên giáo là nhịp cầu tư tưởng giữa Đảng với Dân, chứ không gieo mầm độc như Lê Trung Khoa

 Đến nay, sau 2 tuần xảy ra cuộc bạo loạn ở Đăk Lăk, đã có 84 đối tượng bị bắt hoặc tự đầu thú, bầy quĩ dữ nói tiếng người trên các trang mạng xã hội đen lợi dụng việc này mặc sức xuyên tạc, bóp méo sự thật, nói xấu chế độ chính trị ở Việt Nam. RFA thì lái căn nguyên vụ việc sang hướng xung đột sắc tộc. Thơibao.de thì coi vụ việc có nguồn gốc tranh chấp đất đai. Hội anh em dân chủ thì “reo mừng” cổ súy cho Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh cùng nhiều nơi nữa “nổi dậy đánh đổ chế độ cộng sản”. Đúng là bầy quạ đen đồng ca báo ác.

Cuộc điều tra đang được tiến hành, trong đó lộ ra một tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ có vai trò làm đầu nậu chính trị, can dự trực tiếp lôi kéo, mua chuộc, dung dưỡng, kích động những người nhẹ dạ, thiển cận chính trị, tự biến mình thành những con sói hung bạo giết người. Rồi đây, trước vành móng ngựa, những đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra vụ tấn công có vũ trang vào bộ máy chính quyền ở 2 xã trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk sẽ tự phơi bày bản chất vụ việc. Lúc đó, những kẻ chuyên rỏ nước mắt cá sấu như Đài, Khoa vẫn cứ ngồi trong phòng lạnh, lớn tiếng hô hào “đấu tranh đòi dân chủ”.

Từ lâu, những kẻ như Khoa, Đài đều nhắm vào công kích Tuyên giáo, coi đây là bộ máy tuyên truyền “phù họa” cho chế độ “độc đảng” ở Việt Nam (chúng láo xược gọi là dư luận viên, bò đỏ, bưng bô). Ngày 21/6/2023, Lê Trung Khoa xỏ xiên nói rằng chính hệ thống Tuyên giáo “đẻ ra” việc con trai cố nghệ sỹ Y Moan có tâm thư kêu gọi đồng bào mình hãy thoát khỏi cơn mê muội, cùng nhau đoàn kết giữa người Kinh với người Thượng xây dựng quê hương giàu đẹp. Có thể coi tâm thư của Y Vôl Ênuôl như là cánh chim bồ câu gửi thông điệp hòa bình, nhân ái tới vùng Tây Nguyên, nơi mà chính anh từng được thụ hưởng những thành quả cách mạng; nơi mà nhờ có ánh sáng của Đảng, Bác Hồ soi rọi nên đồng bào của anh thoát khỏi kiếp đời nô lệ, góp phần viết nên trang sử hào hùng chống áp bức, chống xâm lăng. Cuối thư, anh Y Vôl Ênuôl gửi gắm: “Vậy kính mong các chú, các bác, anh em đồng bào hãy đoàn kết một lòng, đừng nghe theo lời dụ dỗ của kẻ xấu, chúng sẽ lợi dụng để chia rẽ chúng ta. Hãy về với gia đình để xây dựng cuộc sống tươi đẹp, tinh thần dân tộc vững mạnh và giàu đẹp, văn minh.Đây là tất cả những điều tôi (anak) muốn gửi tới tất cả tấm chân tình và bày tỏ với toàn thể đồng bào dân tộc anh em nói chung và dân tộc Ê Đê nói riêng! Rất mong tâm thư này được gửi đến tất cả người đồng bào của tôi!”. Những điều tâm huyết từ gan ruột như vậy hoàn toàn trái ngược với giọng điệu của Lê Trung Khoa và bọn đồng đảng tuyên truyền chống cộng. Đó là tiếng nói của lý trí, nhận thức và trải nghiệm từ thực tiễn cách mạng, là mạch nguồn trong trẻo giữa xô bồ chợ giời buôn bán đồ hàng mã dân chủ do những kẻ đầu nậu, lái buôn như Khoa, Đài đầu têu. Có một điều giản đơn, bình dị mà nặng trĩu triết lý sống được nêu trong tâm thư là “có làm thì mới có ăn”, đó quả là cây gậy đập vào tâm trí của những kẻ chỉ chực chờ có ai đó chi cho một ít tiền, trao cho một tá lời hứa mang lại cuộc sống như mơ ở trời Tây. Có một triết lý sống mà người Tây Nguyên thấu hiểu hơn ai hết, đó là cuộc sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên không tách rời môi trường sống với núi rừng Tây Nguyên, nhưng cũng không được quay trở lại với quá khứ lịch sử sống lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, mà phải biết cải biến phương thức lao động cho phù hợp với sự phát triển đi lên của thời đại. Điều đó có nghĩa là, cũng vẫn đất đỏ bazan, cũng vẫn rừng xanh, núi cao, thác dữ, nhưng con người phải biết chung sống một cách khôn khéo, không hủy hoại rừng, không khai thác khoáng sản vô tội vạ, cũng không thể chia núi, ngăn sông không hòa nhập với những tộc người từ nơi khác đến. Tây Nguyên là đất đai của người Tây Nguyên và cũng là của người Việt Nam, sự thống nhất là tất yếu lịch sử, nếu ai chia rẽ thì sẽ lâm vào cảnh bị diệt vong, câu chuyện bó đũa của tổ tiên là lời dạy về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự tồn tại của cộng đồng xã hội phải dựa trên cơ sở văn hóa truyền thống và sự qui định của luật pháp. Những vướng mắc trong xã hội cần phải dựa vào luật pháp mà giải quyết, không thể manh động sát hại con người. Khi lâm vào vòng lao lý thì tiền nào, tổ chức nào có đủ sức cứu thoát. Hệ lụy nhãn tiền đúng như trong tâm thư của Y Vôl Ênuôl, lúc đó hối thì cũng muộn rồi. Vậy nên, khuyên những ai còn ham hố lợi ích bất chính, không có thực thì hãy tự mình gạt bỏ, quay lại con đường lương thiện, lao động cần mẫn, mới mong có cuộc sống an lành, góp công góp sức vào dựng xây quê hương Tây Nguyên giàu đẹp. Đúng là ngành Tuyên giáo chuyên lo công tác tư tưởng của Đảng, chuyên nắm tư tưởng, dư luận, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân, phản ánh kịp thời với Đảng để tiếp tục quan tâm, chăm lo cải thiện đời sống người dân. Với những vụ việc phức tạp, nhạy cảm giống như vụ việc vừa qua ở Đăk Lăk, thì ngành Tuyên giáo đương nhiên phải chủ động tìm hiểu, phát hiện, hiến kế với Đảng, Nhà nước hướng xử lý phù hợp. Trong đó có một giải pháp là nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội. Qua vụ việc này, ngành Tuyên giáo tiếp tục quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề phát sinh trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với vùng Tây Nguyên. Việc tranh thủ những người có uy tín trong cộng đồng xã hội là một trong những kinh nghiệm lịch sử của dân tộc Việt Nam. Khi chưa có nhà nước ra đời, người già, người có uy tín trong cộng đồng được mọi người suy tôn làm trọng tài giải quyết tranh chấp, bất hòa, đồng thời làm chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng. Thế kỷ XIII, trước thế giặc mạnh như chẻ tre, triều Trần đã tổ chức Hội nghị Diên Hồng để thống nhất chí khí quyết đánh giặc Mông – Nguyên. Trong cuộc sống đương đại, những người có uy tín cao thường có ảnh hưởng tác động rộng rãi đối với cộng đồng, nên việc ngành Tuyên giáo tranh thủ người có uy tín cao cũng là lẽ thường tình. Tâm thư của Y Vôl Ênuôl thực sự là tiếng nói chân chính, xuất phát từ trải nghiệm cuộc đời, gắn liền với cách mạng nước nhà, những lời lẽ đó chắc chắn sẽ tác động sâu sắc tới đồng bào Ê Đê, cùng những đồng bào dân tộc thiểu số khác đang sinh sống trên Tây Nguyên. Nếu đem những cái tai với cái mồm kiểu như Khoa, Đài thì những lời của Y Vôl Ênuôl giống như đàn gãy tai trâu. Tuyên giáo là đem những lý lẽ có lý có tình để tuyên truyền cho người dân hiểu ra lẽ phải, chứ hoàn toàn không xuyên tạc, bóp méo sự thật giống như những cái loa tuyên truyền phản động trên mạng xã hội. Tuyên giáo còn có nhiệm vụ lật tẩy, phơi bày tội phản quốc của những kẻ bán mình cho các thế lực phản động, hoạt động điên cuồng chống lại quê hương, đất nước. Thế nên, những kẻ như Khoa, Đài hậm hực, cay cú với hệ thống Tuyên giáo là điều dễ hiểu./.

Vũ Hoàng Tuyên    

Nhận xét