Điệp khúc “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” – hồi chuông cảnh tỉnh, cảnh c

 

Điệp khúc “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” – hồi chuông cảnh tỉnh, cánh cáo

Dưỡng Nguyên

Từ khóa: Chế độ nhất nguyên; đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; cầm quyền, lãnh đạo; cán bộ, đảng viên; xuyên tạc, chống phá

1. Lấy cớ sai phạm của một số cán bộ và các ý kiến tranh luận trong các phiên họp, chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, khóa XV trên Hội trường Diên Hồng, đặc biệt là “theo đuôi” dư luận xã hội về tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, sợ trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, giữ vai trò lãnh đạo, quản lý các cấp thời gian qua; những người thiếu thiện chí, có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta đã “hả hê tán dóc”, vội vàng quy kết rằng, nguyên nhân sâu sa của tình trạng nêu trên là do “chế độ độc tài”, “toàn trị”, “đảng trị” của Đảng Cộng sản Việt Nam gây ra”…

Từ suy luận trên, họ phán rằng, muốn khắc phục triệt để tình trạng nêu trên, cách duy nhất là “thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”; “thổi làn gió dân chủ vào tắm mát xã hội Việt Nam”. Lý lẽ của họ sặc mùi kích động: nào là “chỉ có trong điều kiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập thì “dân chủ mới có đất tồn tại”; nhờ đó mà phát huy được vai trò làm chủ của người dân; nào là “chế độ nhất nguyên dẫn đến toàn trị, độc tài, độc quyền, cản trở sự phát triển”, v.v.. Họ cố tình chứng minh rằng, hiện nay ở Trung Quốc đang tồn tại nhiều đảng phái; vì thế, Trung Quốc phát triển, trở thành nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Hơn thế, họ khẳng định, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là bình thường”, “là chất men kích thích sự cạnh tranh lành mạnh bởi yêu cầu khách quan của nền kinh tế đa thành phần, đa chế độ sở hữu quy định”; “đây là tình trạng phổ biến ở các nước phát triển”.

Lý giải về sự cần thiết phải tái lập chế độ đa nguyên, đa đảng, họ đã bám lấy sự phát triển kinh tế làm “điểm tựa”, cho rằng các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản, kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài đang tồn tại, phát triển ở Việt Nam đòi hỏi cần phải có chế độ đa nguyên, đa đảng tương ứng. Có làm như vậy mới thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế gắn với đổi mới chính trị; phải đặt đổi mới chính trị lên vị trí hàng đầu bởi chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế; đằng sau đổi mới kinh tế, không có gì khác là đổi mới chính trị, thực hiện dân chủ, “cởi trói cho xã hội Việt Nam cất cánh”.

2. Một số người nhân danh “công lý” đã xới lại lịch sử, viện dẫn rằng, trước đây ở Việt Nam đã từng tồn tại chế độ đa đảng chính trị, nay do thực tiễn đặt ra, yêu cầu, việc tái lập chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đây là đòi hỏi khách quan, rất cần thiết; là điều hết sức bình thường; hoàn toàn phù hợp với xu thế của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức và tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với lý lẽ ấy, họ kết luận một cách võ đoán rằng, chừng nào ở Việt Nam còn tồn tại chế độ nhất nguyên do Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, độc tôn lãnh đạo, thì chừng ấy Việt Nam vẫn còn trì trệ, ngày càng tụt hậu xa hơn; dân tộc Việt Nam không thể “cất cánh”, không thể “hóa rồng”, “thành hổ” ở châu Á.

Nhái lại luận điệu trên, một số ý kiến khác lại cho rằng, tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thiếu trách nhiệm, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm của một bộ phận cán bộ, đảng viên đang tồn tại ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, hệ quả khó tránh khỏi của sự “độc đoán”, “chuyên quyền”, “toàn trị” của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một chiêu trò thâm độc, một cái cớ được lấy làm bình phong để viện dẫn câu chuyện khác nhằm thu hút dư luận xã hội, rồi lái cư dân mạng quay sang hướng khác, tăng độ vu khống, quy kết, buộc tội Đảng ta đến mức phản động, khi cho rằng “vật cản lớn nhất đối với sự phát triển của đất nước là Đảng Cộng sản Việt Nam”…

Từ đó, họ nhận được sự “chống lưng” của phản động nước ngoài, đã đồng loạt “vặn to còi”, kêu gọi dân chúng “xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo gương phong trào dân chủ “cách mạng màu” đã điễn ra ở các nước Đông Âu và Liên Xô cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Rồi họ quả quyết: “đây là một yêu cầu cấp bách; một giải pháp tối ưu để kết liễu chế độ nhất nguyên chính trị, một đảng duy nhất lãnh đạo, đồng thời thực hiện “sự cáo chung vai trò đảng trị” và chò chơi “đánh cờ một mình”, “một mình một chợ” của Đảng Cộng sản”… Qua đó, tranh thủ cơ hội này “dọn dẹp, “đưa vào bảo tàng lịch sử” sự thống trị của ý thức hệ Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mở đường cho tư tưởng, văn hóa và nền dân chủ phương Tây phát triển”.

Phải nói ngay rằng, lời lẽ, giọng điệu kiểu “con buôn” của một số người có thâm thù sâu với Đảng, Nhà nước và chế độ ta thật khó nghe, hết sức trơ tráo, thiếu văn hóa; nó không có gì mới, chỉ là “vở cũ soạn lại” nhằm công kích, châm chính, thóa mạ Đảng cho thỏa ý chí, ý muốn, sở thích cá nhân. Vì thế, những người này đã cố tình làm ngơ, coi như không biết những gì đã và đang diễn ra trên mảnh đất hình chữ S này; đã bạo gan thực hiện mưu đồ tàn ác: chà đạp thô bạo lên thành quả cách mạng, những cống hiến to lớn của các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào và cả dân tộc ta suốt 93 năm qua “một lòng một dạ” đi theo Đảng, hăng hái tham gia cách mạng; xây đắp, tạo dựng nên cơ đồ; tầm vóc, giá trị của một quốc gia độc lập, có chủ quyền và đem lại cuộc sống hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc ngày nay.

 Phải chăng những kết quả, thành công to lớn của cách mạng Việt Nam đã làm một số kẻ bất đồng chính kiến, có thâm thù với Đảng, Nhà nước và chế độ ta căm giận, tức tối, không thể chịu dựng nổi khi cảm nhận sự đe dọa, uy hiếp sự tồn tại từ uy tín, vị thế, vai trò lãnh đạo, sức lan tỏa mạnh mẽ của Đảng, sự tín nhiệm, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân ta dành cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.

  3. Lịch sử còn ghi rõ, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là là một tất yếu lịch sử, bước ngoặt quan trọng của cách mạng nước ta; cột mốc đánh dấu sự chấm dứt khủng hoảng về đường lối chính trị cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, mở ra một thời kỳ phát triển mới cho cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Hơn 93 năm qua, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh cách mạng, liên tiếp giành thắng lợi vẻ vang: đánh thắng hai đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; thực hiện khát vọng giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà, đưa non sông gấm vóc về một mối và vững tin đi lên CNXH; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giành những thành tựu to lớn, có ý nhĩa lịch sử. Điều đó khẳng định rõ uy tín, vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng với tư cách là “người đưa đường, chỉ lối cho nhân dân ta” – Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Phát huy kết quả, giá trị đã có để nâng nó lên tầm cao mới, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang ra sức thi đua, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; quyết tâm thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thế nhưng, các thế lực thù địch không muốn chúng ta thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Vì thế, họ đang tìm mọi cách chống phá Đảng, Nhà nước ta. Một trong những thủ đoạn nham hiểm nhất, đê hèn nhất là hạ thấp uy tín, vị thế, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Vì thế, họ đưa ra yêu sách, đòi “Việt Nam phải thực hiện “đa nguyên chính trị, đang đảng đối lập”, để “giải phóng ý thức hệ Mác – Lênin”, đem lại “tự do tôn giáo, dân chủ, nhân quyền”, “làm tươi mới xã hội Việt Nam”.

 Chủ kiến thâm độc này được các thế lực thù địch triển khai nhất quán trong âm mưu “diễn biến hòa bình” trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Tất tật điều đó chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất: tìm mọi cách xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam; lái nước ta đi theo “quỹ đạo TBCN”.

Tính nguy hiểm của thủ đoạn này biểu hiện ở chỗ: Nó không chỉ lừa gạt, mị dân, gây ra sự ngộ nhận, cách nhìn mơ hồ, lẫn lộn về các giá trị cuộc sống, nhận thức và hành động, gieo rắc sự hoài nghi, bi quan, chán nản; sự dao động về lập trường, tư tưởng của một bộ phận người dân do thiếu thông tin hoặc nhẹ dạ cả tin, chót nghe “nghe đài địch”; dẫn đến thái độ thờ ơ chính trị, mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, mục tiêu, lý tưởng phấn đấu, con đường đi lên CNXH, tính ưu việt củanền dân chủ XHCN.

Nếu đạt được mục tiêu này, các thế lực thù địch sẽ có cơ hội ngóc đầu dậy, tăng cường sự chống phá “từ ngầm, sâu đến công khai và leo cao”, gây ra sự hỗn loạn về nhận thức, mất ổn định về chính trị, phá vỡ nền kinh tế, làm cho nền văn hóa dân tộc suy đồi, thế hệ trẻ quay lưng lại lịch sử, thờ ơ chính trị… Khi ấy, “không cần đánh mà thắng bởi sự mọt ruỗng từ bên trong nội bộ Đảng, Nhà nước sẽ phát tác”, làm cho nền độc lập dân tộc bị tan vỡ, thành quả cách mạng của nhân dân ta đã giành được bị tiêu tan.

Đó là âm mưu, mục tiêu thâm độc mà các thế lực thù địch đang hối thúc triển khai và hy vọng đạt được. Sự phi lý này là lời thách thức ngông cuồng, “phi nhân tính”, chúng ta tuyệt đối không chấp nhận bởi nó trực tiếp đối đầu, đối lập với niềm tin, lẽ sống và con đường chúng ta đã lựa chọn, đi tới hạnh phúc.

4. Thực tế lịch sử hằng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc và bài học kinh nghiệm “xương máu” từ sự mắc mưu “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” quân đội của Đảng Cộng sản Liên Xô và các Đảng Cộng sản ở các nước XHCN ở Đông Âu hơn 30 năm trước đây luôn nhắc nhở chúng ta không được phép mắc sai lầm và chúng ta đã, đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thực tế chỉ ra rằng, ở nước ta hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng đại diện duy nhất cho lợi ích của quốc gia – dân tộc, của toàn toàn thể nhân dân, ngoài lợi ích của giai cấp, của dân tộc và của nhân dân, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Nhu cầu về tái lập chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thực chất chỉ để phục vụ cho lợi ích nhỏ nhen, thấp hèn của một nhóm người vụ lợi, chỉ vì bản thân, vì chủ nghĩa cá nhân mà bất chấp đạo lý, pháp lý.

Đảng Cộng sản Việt Nam chính là hiện thân cao nhất cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc – truyền thống quý báu của dân tộc ta. Việt Nam không thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải vì chúng ta bảo thủ hoặc mất dân chủ như các thế lực thù địch cố tình xuyên tạc, mà đó là yêu cầu khách quan, nhiệm vụ tối thượng vì sự ổn định và phát triển của đất nước. Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập hoàn toàn không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta và chắc chắn không thể được nhân dân ta chấp nhận.

Nhìn lại lịch sử cách mạng, đặc biệt là thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, chính lịch sử và nhân dân ta đã tiếp tục lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Mặc dù trong thời kỳ này, bên cạnh Đảng ta, đồng thời tồn tại hai đảng khác là Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Cả hai đảng này chưa bao giờ đối lập với Đảng ta, mà đều ủng hộ, thừa nhận, suy tôn vai trò lãnh đạo của Đảng ta và sau này hoàn toàn tự nguyện giải tán.

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, với nền chính trị nhất nguyên, vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng ta ngày càng được củng cố, phát triển toàn diện. Điều đó, khẳng định tính tất yếu khách quan: Đảng Cộng sản Việt Nam độc tôn cầm quyền, lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà không cần sự tồn tại của nhiều đảng. Với bản lĩnh và trí tuệ, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; nhân dân ta có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế to lớn như ngày nay.

 Rõ ràng là, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ mảnh đất, con người và hiện thực công cuộc đổi mới ở Việt Nam, chúng ta tin tưởng sâu sắc và khẳng định dứt khoát rằng: Ở Việt Nam hiện nay không cần và không chấp nhận chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như các thế lực thù địch, phản động mong muốn. Sự thật này không thể phủ nhận, chân lý này không thể bẻ cong. Không ai và thế lực nào có thể đảo ngược./.

Nhận xét