Trước nay, chúng ta thường nghe tới âm mưu rồi hoạt động lật sử của các thế lực thù địch rồi bè lũ phản động nhằm đổi trắng thay đen, phủ nhận, thay đổi góc nhìn lịch sử khách quan trước đây về sự kiện, nhân vật lịch sử. Đặc biệt là đổi trắng thay đen cho những kẻ bán nước, những chế độ phục dịch ngoại bang trước đây, qua đó, làm suy giảm ý nghĩa sự lãnh đạo của Đảng ta trong cuộc cách mạng đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước.
Nhưng trong khi cả nước đang trong những ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 thì bên cạnh việc tiếp tục xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa ngày 30/4 thì năm nay, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện nhiều bài viết xuyên tạc ngày giỗ Tổ, phủ nhận các đời vua Hùng Vương làm Tổ của dân tộc Việt Nam.
Có thể kể đến như Nguyễn Xuân Diện, mang danh tiến sĩ Hán Nôm nên đã có bài viết xuyên tạc văn tự chữ Hán về “giỗ Tổ”. Tuy nhiên, vị tiến sĩ này đã diễn giải 2 từ “giỗ Tổ” một cách trần tục, bỏ quá các giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống của ngày này nhằm tới tiếng cười trào phúng rẻ tiền, hạ đi danh tiếng ngày Quốc Giỗ của Việt Nam. Cũng không thiếu các bài viết cũng thể hiện tầm hiểu biết khi phân tích ngọn ngành sau cuối phủ nhận, rồi kiên quyết không nhận các đời vua Hùng là Quốc Tổ do đó không cần tổ chức Quốc Giỗ. Dù với lý luận nào thì những con người nay đang dần tầm thường hoá ngày Giỗ Tổ, đang khiến một bộ phận người dân phủ nhận vị trí, vai trò, công lao các đời vua Hùng và lớn hơn là quay lưng lại với những giá trị văn hoá, truyền thống, lịch sử dân tộc. Tạo nên một trào lưu nghi ngờ, phủ nhận chính lịch sử, truyền thống của dân tộc ta.
Có thể thấy, chẳng phải cho đến bây giờ các thế hệ người Việt mới tổ chức, duy trì lễ giỗ Tổ Hùng Vương mà dù trải qua hàng ngàn năm, trải qua bao biến cố thăng trầm nhất là khi đất nước bị mất độc lập, tự chủ thì ngày lễ giỗ Tổ vẫn được các thế hệ người Việt duy trì. Bởi thông qua lễ giỗ Tổ thì là cách thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau về truyền thống văn hoá tốt đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, là nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ của người Việt. Và rồi, chính quốc tế cũng phải ghi nhận lễ giỗ Tổ Hùng Vương khi vào ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vậy mà đáng buồn thay, nhiều kẻ mang tiếng con dân Việt ngày nay lại đang tìm mọi cách chối bỏ nguồn gốc, chối bỏ văn hoá, lịch sử và truyền thống của dân tộc mình như vậy.
Nhận xét
Đăng nhận xét