Vì sao họ bôi đen cuộc đấu tranh chống tham nhũng?
Hải Vân
Thời gian gần đây, khi các cơ quan chức năng tiến hành điều tra Vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và vụ Việt Á thì các lực lượng chống phá Việt Nam đã tạo lên một làn sóng các luận điệu sai trái trên các phương tiện truyền thông xã hội. Các đối tượng chống phá rêu rao xuyên tạc rằng, tham nhũng ở Việt Nam đã mang tính “ hệ thống”. Nhiều bài viết quy chụp cuộc đấu tranh này là: “ đấu đá nội bộ, phe cánh”, là “ thanh trừng phe phái”. Họ cho rằng, việc bắt bớ nhiều, xử lý nhiều không làm ai run sợ, không hề cảnh tỉnh, răn đe mà chỉ làm cho “ tình hình thêm phức tạp, nghiêm trọng”…Bên cạnh đó, một số ý kiền lại cho rằng, cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam đang “ làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế”, như: Làm cho nhiều giao dịch kinh tế bị tê liệt, làm ảnh hưởng đến đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và làm giảm xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài.
Không những thế, họ còn đưa ra các suy diễn, như: Chống tham nhũng làm tê liệt hoạt động kinh doanh, nhất là nếu việc thực thi pháp luật không rõ ràng và có động cơ chính trị; làm tê liệt chuỗi cung ứng đầu tư, làm “ nhà đầu tư nước ngoài lo sợ”…Rồi nguy hiểm hơn, họ chia sẻ những ý kiến này lên các trang mạng xã hội, từ đó xuyên tạc bản chất của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đang tiến hành nhằm hạ uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Tất cả những ý kiến sai trái nói trên họ nhằm đưa ra quy kết: Muốn chống tham nhũng ở Việt Nam có hiệu quả thì phải “ thay đổi cơ chế”, “ phải xóa bỏ chế độ”! Chính vì thế nó bộc lộ hết những luận điệu sai trái trên là hướng lái Việt Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và xóa bỏ những thành quả của việc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn từ nhiều thập niên qua!
Như vậy, với luận điệu sai trái “ chống tham nhũng làm ảnh hưởng xấu đến kinh tế” là hoàn toàn không đúng. Bởi lẽ, từ lâu Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định căn bệnh tham nhũng là “ giặc nội xâm”. Trên cơ sở kế thừa, đổi mới và phát triển quan điểm về phòng, chống tham nhũng từ nhiều nhiệm kỳ qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu ý kiến chỉ đạo: “ Càng đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng của chúng ta càng mạnh lên, càng củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, làm cho bộ máy trong sạch, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại, đồng thời bác bỏ luận điệu sai trái của các thế lực xấu, thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm, là “ đấu đá nội bộ”, “phe cánh”, làm “ nhụt chí” những người khác”.
Mặt khác, chúng ta cần phải nhìn nhận khách quan rằng, tham nhũng tác động trực tiếp đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có sự phát triển kinh tế. Đây cũng là bài học kinh nghiệm của nhiều nước vì tình trạng tham nhũng gây thất thoát nghiêm trọng tài sản công, bào mòn ngân sách nhà nước, trong khi chỉ có một số người tham nhũng được hưởng lợi bất chính. Ở một số nước vì tình trạng tham nhũng đã dẫn đến sự thay đổi chính phủ hoặc mội số cá nhân giữ trọng trách của đất nước.
Mặt khác, ở chế độ một Đảng lãnh đạo, một đảng cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham nhũng. Không gì có thể thuyết phục hơn khi Tổ chức Minh bạch quốc tế ( AI ) đã từng cho rằng: Tham nhũng là tệ nạn nhức nhối xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong số đó đa số là các quốc gia có chế độ đa đảng lãnh đạo, tam quyền phân lập, do giai cấp tư sản lãnh đạo. Điều đó được minh chứng qua thực tế có một số nguyên thủ ở các nước đó đương chức hoặc đã nghỉ hưu dính vào vồng lao lý!
Do vậy, việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam không làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, không làm nội bộ mất đoàn kết, không phải là cuộc đấu đá nội bội như các lực lượng chống đối vu khống, xuyên tạc mà nó góp phần quan trọng vào giữ vững ổn định chính trị để phát triển đất nước!
Nhận xét
Đăng nhận xét