Sở hữu toàn dân về đất đai – Tất yếu lịch sử với Việt Nam

 

            Luật Đất đai sửa đổi đang được lấy ý kiến rộng rãi và thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều tầng lớp nhân dân. Thực tế sau gần 10 năm thực hiện, Luật Đất đai năm 2013 đã bộc lộ nhiều hạn chế trong việc thực hiện quyền sử dụng đất của người sử dụng đất và trách nhiệm quản lý đất đai của đại diện chủ sở hữu. Việc lấy ý kiến của nhân dân nhằm hoàn thiện Luật Đất đai cho phù hợp với tình hình mới, theo đúng chủ trương của Nghị quyết số 19-NQ/TW “Về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Tuy nhiên, lợi dụng việc này, những kẻ cơ hội lại đưa ra những ý kiến lạc lõng, xuyên tạc, cổ xúy quan điểm đòi phải sửa Luật theo chế độ sở hữu tư nhân.  

Đất đai là tài sản chung của quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, có vai trò, vị trí hết sức đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đảng ta đã đề ra quan điểm: “Tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân”, Nhân dân phải là chủ sở hữu đối với đất đai, mà đại diện chính là Nhà nước. Vì vậy, đất đai phải được sử dụng để phục vụ cho mục đích chung, đem lại quyền lợi cho tất thảy chứ không phải của riêng của bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào.

Sở hữu toàn dân về đất đai – Tất yếu lịch sử

Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã xác lập chế độ sở hữu đất đai và có những chủ trương, chính sách đất đai cụ thể phù hợp với từng giai đoạn lịch sửĐó là, trước năm 1959, sở hữu về đất đai có 2 hình thức: sở hữu Nhà nước và sở hữu tư nhân. Giai đoạn 1959-1980, sở hữu về đất đai tồn tại chủ yếu dưới 3 hình thức: Nhà nước, tập thể và tư nhân. Từ năm 1980 đến nay, qui định một hình thức sở hữu về đất đai là sở hữu toàn dân. Sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta bắt đầu được xác lập từ Hiến pháp năm 1980Hiến pháp năm 1992 và các Hiến pháp sau này.  

           Trong khi Hiến pháp 1980 chỉ qui định cho “tổ chức và cá nhân được tiếp tục sử dụng và hưởng kết quả lao động của mình”, thì Hiến pháp 1992 đã có một số nội dung mới như: xác định rõ “Nhà nước giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài”. Những nội dung mới nêu trên thể hiện tư duy kinh tế đổi mới, đặt nền móng pháp lý chuyển việc quản lý đất từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Khẳng định chế độ sở hữu đất đai toàn dân, Nhà nước thay mặt nhân dân thực hiện quyền sở hữu và quyền quản lý tối cao. Với quan niệm về chế độ sở hữu đất đai này, đất đai được “chủ thể hóa” có các chủ sử dụng cụ thể với các quyền và nghĩa vụ được luật pháp qui định. Đây là cơ sở để khắc phục tình trạng “vô chủ” về quan hệ đất đai trước đây. Khẳng định quyền sử dụng đất có giá trị, được pháp luật và cuộc sống thừa nhận, do đó giá trị của quyền sử dụng đất là một yếu tố cơ bản trong sự vận động của quan hệ đất đai. Khẳng định quyền sử dụng đất đai được tham gia trực tiếp vào cơ chế thị trường, là một yếu tố quan trọng hình thành thị trường bất động sản, một phương diện rất mới của quan hệ đất đai ở nước ta so với trước đây.

Điều 4 Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục qui định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Điều này thể hiện sự vận dụng sáng tạo, đúng đắn quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề đất đai vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam, nhận thức đúng đắn của Đảng ta về đất đai là tài sản quí báu, là một nguồn lực nội sinh quan trọng để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân sẽ bảo đảm cho thành phần kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, trên cơ sở đó, giữ được định hướng XHCN. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân tạo khoản thu cho ngân sách Nhà nước thông qua việc thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, các loại thuế liên quan đến đất đai và các loại phí, lệ phí quản lý và sử dụng đất,… tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế phát triển, tạo cơ sở điều tiết, phân phối thu nhập, bảo đảm sự vận hành của nền kinh tế.

       Đất đai là tài sản chung của quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, có vai trò, vị trí hết sức đặc biệt, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Đảng ta đã đề ra quan điểm: “Tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân”, Nhân dân phải là chủ sở hữu đối với đất đai, mà đại diện chính là Nhà nước. Vì vậy, đất đai phải được sử dụng để phục vụ cho mục đích chung, đem lại quyền lợi cho tất thảy chứ không phải của riêng của bất cứ một cá nhân hay tổ chức nào.

       Phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam

Chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta đã được thể hiện rất rõ từ Hiến pháp năm 1980: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa, các xí nghiệp công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp quốc doanh… đều thuộc sở hữu toàn dân”Hiến pháp năm 2013 tiếp tục qui định:“Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”Theo Điều 4 Luật Đất đai năm 2013:“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo qui định của Luật này”Theo đó, sở hữu toàn dân về đất đai cụ thể gồm: (1) Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc. (2) Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai thể hiện qua các mặt: quyết định mục đích sử dụng đất thông qua các quyết định, xét duyệt qui hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; qui định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; định giá đất. (3) Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua các chính sách tài chính về đất đai: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. (4) Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; qui định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Người sử dụng đất (các tổ chức, cá nhân…) không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất. Quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân và do Nhà nước là chủ thể đại diện thực hiện quyền năng đó, nên người sử dụng đất không thể có quyền sở hữu đối với đất. Tuy nhiên, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân… mới là những chủ thể sử dụng đa phần diện tích đất đai trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, các chủ thể này được Nhà nước trao “quyền sử dụng đất”; “quyền sử dụng đất” cũng được Bộ Luật Dân sự năm 2015 xác định là một dạng tài sản của các chủ thể sử dụng đất.

         Người dân hoặc người sử dụng đất có nhiều quyền, lợi ích từ sử dụng đất như: Được Nhà nước bảo hộ về tài sản đối với quyền sử dụng đất, được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất; được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất… Các quyền này được thực hiện trong giới hạn đã được qui định như: sử dụng đất theo đúng mục đích đã được Nhà nước qui định; không được tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Nhà nước có quyền thu hồi quyền sử dụng đất đã giao có bồi thường… Điều này có nghĩa là trong trường hợp khi Nhà nước cần thửa đất đó cho mục đích của đất nước, xã hội…, người sử dụng đất buộc phải giao lại cho Nhà nước.

Việc xác định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu là khách quan, phù hợp với tính chất định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam, giảm các nguy cơ làm kiệt quệ tài nguyên đất, kiềm chế sự bất bình đẳng trong xã hội; tạo cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhất là trong thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

 Đất đai không thể tập trung trong tay của các “chủ đất”, “địa chủ” như thời thực dân phong kiến và nông dân có quyền chiếm hữu, sử dụng đất đai của mình. Điều này đã ngăn chặn được xu hướng dùng quyền sở hữu đất để nô dịch lao động. Qua nhiều lần sửa đổi, Luật Đất đai năm 2013 đã mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm. Luật cũng mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đáp ứng yêu cầu tích tụ đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại phù hợp với đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Trên thực tế, Nhà nước ta không công nhận quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất, nhưng mở rộng tối đa cho tư nhân. Người dân có quyền sử dụng đất để phát triển kinh tế hộ gia đình. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, là điều kiện hết sức quan trọng trong giai đoạn thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngoài sở hữu toàn dân thì không có một hình thức nào có thể thực hiện được như vậy. Hình thức sở hữu này là điều kiện bảo đảm thuận lợi nhất để Nhà nước ta thực hiện việc qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên toàn lãnh thổ, để xây dựng và phát triển đất nước. Nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân không thể được bảo đảm khi đất đai của quốc gia, đất nước thuộc nhiều hình thức sở hữu. Nhà nước không thể điều hành, quản lý và huy động được đất đai vào việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cũng như thực hiện những dự án kinh tế, xã hội lớn của đất nước.

Tuy nhiên, Chính sách đất đai hiện nay chưa đồng bộ, quản lý còn nhiều hạn chế; một số cán bộ lợi dụng chính sách đất đai tham nhũng, tiêu cực. Bên cạnh đó, người dân có sự lầm lẫn giữa quyền sử dụng đất đối với quyền sở hữu của mình,   nên mặc cả với Nhà nước.

Thực tế vừa qua cho thấy, chương trình Nông thôn mới do nhà nước đầu tư, có sự tham gia đóng góp tự nguyện của người dân như: hiến đất làm đường, xây trường học, xây dựng các công trình phúc lợi cho xã hội… đã làm cho bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng nâng cao. Chỉ có Nhà nước của dân, do dân và vì dân thì người dân mới thêm ấm no, hạnh phúc.

          Trong quá trình quản lý đất đai, Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luât và các chính sách về đất đai; khắc phục được những hạn chế, thiếu sót mà Nghị quyết số 19- NQ/TW đã chỉ ra trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Đổi mới các chính sách quản lý đất đai như định hướng Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra: “Đổi mới chính sách quản lý đất đai để khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp, phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất. Đổi mới và thực hiện chế độ quản lý mục đích sử dụng đất nông nghiệp một cách linh hoạt hơn; bãi bỏ các giới hạn đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. Công khai, minh bạch quản lý, sử dụng đất công”.■

Tạp chí Nhân quyền Việt Nam số tháng 3/2023

Nhận xét