Quốc hội đã thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 3 với nhiều vấn đề quan trọng được thông qua, trong đó môn lịch sử sẽ là môn học bắt buộc đối với học sinh trung học phổ thông. Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất biến lịch sử là môn học tự chọn từ năm học 2022 - 2023 đối với học sinh THPT đã gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ trong quần chúng nhân dân và Quốc hội đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Lịch sử dân tộc ta rất hào hùng, nó được viết bằng máu của các thế hệ người Việt Nam, chiến đấu, hy sinh để bảo vệ tổ quốc qua các thời kỳ. Lịch sử là sợi dây kết nối tiếng vọng ngàn xưa với hơi thở của thời đại. Lịch sử sẽ nuôi dưỡng tinh thần yêu nước thương nòi, ý chí tự lực tự cường và khát vọng vươn lên của người Việt Nam.
Trong thời khắc quan trọng, Quốc hội cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hệ thống chính trị hiện nay, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Trở lại câu chuyện, Lịch sử vẫn là bắt buộc chính là sự thể hiện tiếng nói của đông đảo người dân, khi có vấn đề quan trọng thì vai trò, tiếng nói của nhân dân là vô cùng quan trọng. Theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc hội do Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân.
Lịch sử là quá khứ, là nơi chứa đựng giá trị văn hóa, là nguồn dữ liệu để tham chiếu kinh nghiệm cha ông vào sự phát triển hôm nay. Đó là hồn cốt, truyền tải những giá trị truyền thống, mà nếu không có lịch sử không thể hiểu được vị trí của hiện tại, với ý nghĩa đó thì nếu lịch sử còn thì văn hóa còn, và văn hóa còn thì dân tộc còn.
Có thể quên gì chứ không thể quên lịch sử. Bởi lãng quên lịch sử, mù lịch sử thì tương lai cũng chỉ còn là một thứ vô định. Và trông người đã thấy vậy thì đến lượt ta cũng hãy nhìn vào những tấm gương lãng quên lịch sử.
Trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội nêu rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học Lịch sử; nghiên cứu tiếp thu ý kiến cử tri, Nhân dân và đại biểu Quốc hội về môn học Lịch sử là môn học bắt buộc trong Chương trình giáo dục cấp THPT”. Có thể khẳng định, việc quốc hội thông qua Nghị quyết là một quyết định rất hợp lòng dân, là câu trả lời đanh thép cho những quan điểm “cấp tiến” muốn Lịch sử chỉ là một môn học tự chọn trong chương trình phổ thông nhưng ẩn chứa lại chứa đựng nguy cơ về xét lại lịch sử, làm xói mòn tinh hoa dân tộc Việt Nam.
Trên tất cả Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn quan tâm đến “sứ mệnh” của môn lịch sử; một hệ thống chính trị biết lắng nghe nguyện vọng của nhân dân và chăm lo đời sống, nhu cầu của nhân dân.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã cho thấy, Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo, lại luôn bị nước lớn chèn ép tìm cách vừa dụ dỗ vừa đe dọa để thôn tính đất nước. Thực tế, lịch sử dựng nước và giữ nước cũng dạy cho chúng ta bài học là ở bất kỳ hoàn cảnh nào, giải quyết nhiệm vụ gì thì yếu tố nhân dân và xây dựng khối đoàn kết toàn dân cũng phải được coi trọng hàng đầu. Đó là bài học đắt giá được rút ra từ lịch sử./.
Nhận xét
Đăng nhận xét