RSF LẠI XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH TỰ DO BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

 Xuyên tạc tự do báo chí là một chiêu trò luôn được những tổ chức, cá nhân cực đoan, thiếu thiện chí, nhất là tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) thường xuyên sử dụng nhắm đến Việt Nam. Mới đây ngày 03/5, tổ chức này đã công bố cái gọi là “Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2022", theo đó Việt Nam xếp ở vị trí 174 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ngay sau khi công bố này được đưa ra, các trang website, tờ báo, kênh truyền thông của các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị và những người có cái nhìn không thiện cảm với Việt Nam đã nhanh chóng rêu rao, lan truyền bảng xếp hạng và thể hiện sự hả hê trước thông tin này. 

Lý giải cho vị trí áp chót bảng xếp hạng của Việt Nam, RSF cho rằng tại Việt Nam, “Giới phóng viên và các bloggers độc lập thường bị bỏ tù khiến Việt Nam thuộc nhóm bỏ tù nhà báo nhiều nhất đứng hàng thứ ba thế giới”; hay Việt Nam đang “có chừng 40 nhà báo đang bị giam cầm” với những cái tên như: những người thuộc Hội Nhà báo Độc lập, nhóm Báo Sạch và Phạm Đoan Trang.

Vậy là đủ hiểu chỉ số được RSF đưa ra có độ tin cậy ra sao rồi? Tổ chức này thường xuyên có đánh giá thiếu khách quan, không trung thực và không thể hiện được bản chất vấn đề. Cách họ đánh giá tự do báo chí của một quốc gia chỉ là thông qua số đối tượng chống đối Nhà nước, bất mãn, chứ không hề có bất kỳ cuộc khảo sát nào.

RSF xuyên tạc tự do báo chí tại Việt Nam

RSF là như vậy, luôn bộc lộ bản chất thù hằn, thiếu thiện chí với Việt Nam, dù tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức này là tốt đẹp, chính đáng nhưng khi hoạt động lại có rất nhiều lệch lạc, biến tướng. Âm mưu của họ được cho là hướng đến câu móc, tập hợp, nuôi dưỡng, huấn luyện các đối tượng chống đối, đào tạo thành những “nhà báo tự do” để tuyên truyền tư tưởng tự do tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam, chống phá hệ tư tưởng cộng sản. Mặt khác, RSF cố tình xuyên tạc tình hình, lợi dụng chiêu bài tự do ngôn luận, tự do báo chí để gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Về thực tế tự do báo chí ở Việt Nam, có thể thấy như sau:

Cơ sở pháp lý cho tự do báo chí ở Việt Nam đã rất rõ ràng, chúng ta đã có khung pháp luật về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin của công dân đầy đủ, đồng bộ, hoàn toàn tương thích với luật quốc tế về quyền con người.

Điều 25, Hiến pháp khẳng định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin,… Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Theo đó, Nhà nước Việt Nam đã ban hành Luật Báo chí, Luật An ninh mạng, Luật Tiếp cận thông tin và các luật, bộ luật có liên quan, quy định rõ về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí.

Thực tế thì nền báo chí Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, mạng Internet ngày càng được quan tâm phát triển, phổ cập; người dân có thể tự do lựa chọn sử dụng các mạng xã hội để chia sẻ thông tin, hình ảnh, clip, bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về mọi vấn đề của đời sống xã hội.

Tuy nhiên cùng với đó, Nhà nước Việt Nam cũng kiên quyết trừng trị những tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề này để có những hành vi tung tin xấu độc, xuyên tạc, bôi nhọ, kéo bè, lập phái chống đối nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Cơ quan chức năng đã xử lý một số đối tượng vi phạm pháp luật, lợi dụng tự do báo chí để viết bài, làm video… với nội dung xuyên tạc sự thật, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chống chính quyền nhân dân, xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Việc xử lý những đối tượng như trên là việc làm tất yếu, vừa đúng quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, vừa nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mọi tổ chức và cá nhân. Việc RSF cho rằng bắt giữ các đối tượng trên là vi phạm tự do báo chí là vô lý, xuyên tạc trắng trợn tình hình tự do báo chí ở Việt Nam.

Suy cho cùng, chỉ số mà RSF cứ công bố đi, công bố lại qua các năm, bản chất cũng chỉ là trò hề “bổn cũ soạn lại”, nhằm xuyên tạc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam, sâu xa hơn là để can thiệp vào công việc nội bộ, thực hiện âm mưu chính trị đối với Việt Nam./.

Nhận xét