Lâu nay, giới dân chửi vẫn thường coi tôn giáo như một mặt trận quan trọng để tuyên truyền chống nhà nước Việt Nam. Chẳng hạn, họ thường cung cấp các nhận định thiên lệch cho Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF), để tổ chức này công kích Việt Nam trong các “Báo cáo thường niên về tình hình tự do tôn giáo quốc tế”. Họ đặt mục đích đưa Việt Nam trở lại danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo- CPC”. Nhưng những nỗ lực này chỉ thể hiện hận thù của họ với nhà nước Việt Nam, chứ không hề chứng tỏ họ có đầu óc cởi mở về tôn giáo, và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
Hãy lấy một bài viết mới đây của nhà dân chửi Nguyễn Xuân Diện làm ví dụ. Hôm 01/05, ông Diện than phiền rằng một bảo vật quốc gia của Việt Nam, là cột đá chùa Dạm, sắp thành “đống rác của mê tín và phá hoại”. Để minh họa, ông ta đăng ảnh một bàn thờ mà cư dân địa phương lập bên cạnh cột đá này:
Tình huống mà Nguyễn Xuân Diện đặt ra, và đòi hỏi xử lý một cách quy giản quá đáng bằng cách dẹp bàn thờ, dường như tiêu biểu cho các vấn đề liên quan đến tôn giáo mà một chính phủ phải đối mặt.
Đòi hỏi của ông Diện thoạt nghe có vẻ hợp lý, nhưng thực ra cũng chưa chắc. Từ khi được dựng nên như một phần của kiến trúc chùa Dạm, cây cột đá này đã phục vụ và gắn liền với sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Không lẽ sau khi nó trở thành bảo vật quốc gia, phải nhân danh quốc gia để cấm người dân dùng nó cho chức năng gốc này? Di sản văn hóa bị tách rời khỏi sinh hoạt văn hóa thì sẽ chỉ trở thành đồ vật chết.
Vì vậy, để bảo vệ cột đá chùa Dạm, cần gắn nó với sinh hoạt Phật giáo lành mạnh và phù hợp, thay vì hoàn toàn ngăn cấm. Nhưng ông Diện, cũng như những nhà dân chửi khác, đã không nhìn thấy vấn đề này. Nhiều nhà dân chửi bài xích mọi sinh hoạt tôn giáo trái ý họ, họ chỉ mượn chuyện tự do tôn giáo để chống chế độ mà thôi. Đúng là giới dân chửi, chửi được nhưng không làm được.
Nhận xét
Đăng nhận xét