Chỉ còn chưa đầy 1 tháng nữa, Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 sẽ diễn ra tại Việt Nam. Với sự đoàn kết của các quốc gia Đông Nam Á, sự nỗ lực của Chính phủ, nhân dân Việt Nam, mặc dù còn gặp nhiều thách thức, nhưng đến nay, Việt Nam cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh, công tác chuẩn bị cho SEA Games 31 gắn với các biện pháp an toàn, hiệu quả, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
Để sát sao hơn với mọi công tác chuẩn bị cho seagame, Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, động viên các vận động viên, huấn luyện viên, nghệ sỹ, diễn viên và kiểm tra các công trình, công tác chuẩn bị của các cơ quan, ban, ngành có liên quan. Thăm, kiểm tra, động viên các vận động viên, huấn luyện viên các môn thể thao đang luyện tập tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng đề nghị các vận động viên, huấn luyện viên tiếp tục nỗ lực tập luyện, đảm bảo sức khỏe, nhất là phòng, chống dịch COVID-19, sẵn sàng thi đấu với thành tích cao nhất, vượt qua chính mình, vì màu cờ, sắc áo quốc gia, dân tộc, song không vì áp lực huy chương. Theo Thủ tướng, Việt Nam là nước đăng cai SEA Games 31 nên bên cạnh tập luyện, thi đấu với tinh thần “Thể thao cao thượng, vì màu cờ sắc áo”, các huấn luyện viên, vận động viên còn có vai trò là những sứ giả hòa bình, hữu nghị.
Tuy nhiên, viết về sự kiện này, tổ chức Việt Tân lại bịa đặt, xuyên tạc câu nói của thủ tướng Phạm Minh Chính dành cho các vận động viên tham gia Seagames lần này. Cụ thể, tổ chức này đăng tải bài viết trên trang Facebook của mình: “Vận động viên tham gia thi đấu sea game thì có liên quan gì đến vai trò sứ giả hòa bình hả ông Chính. Việc Việt Nam bỏ phiếu trắng và phiếu chống loại Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền chẳng khác nào khuyến khích cho Nga tiếp tục xâm lược Ukraine và tương lai các nước khác sẽ trở thành nạn nhân của Nga…”. Đây hoàn toàn là sự xuyên tạc về ý nghĩa câu nói của lãnh đạo Chính phủ và chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta.
Sở dĩ Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng mỗi vận động viên giữ vai trò sứ giả hòa bình là bởi vì:
Thứ nhất, trên thực tế, thể thao thể hiện sự hợp tác tự nhiên cho hệ thống LHQ bao gồm cả UNESCO. Việc tiếp cận với thể thao và hoạt động thể chất được thừa nhận là một quyền cơ bản của tất cả mọi người theo như điều 1 của bản Hiến chương về giáo dục thể chất và thể thao của UNESCO năm 1978. Quyền này cũng được thể hiện trong Công ước liên quan đến các quyền trẻ em của UNICEF và Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
Thể thao phục vụ cho giáo dục, phát triển và hòa bình, có thể thúc đẩy hợp tác, đoàn kết, sự hiểu biết lẫn nhau, hòa nhập xã hội và sức khỏe ở quy mô địa phương, quốc gia và quốc tế. Từ xưa đến nay, thể thao còn được biết với vai quan trọng thúc đẩy tình đoàn kết, sự hòa nhập xã hội và sự gắn kết cùng tồn tại hòa bình. Thực tế đã cho thấy, thể thao cũng là một công cụ của hòa bình. Nhờ sức thu hút riêng có của thể thao và sức mạnh tập hợp cũng như đặc thù phi chính trị, thể thao thường được sử dụng để tái thiết lập các cuộc đối thoại trong những căng thẳng chính trị, văn hóa hay tôn giáo.
Ở Việt Nam, hàng năm có không ít các sự kiện thể thao quốc tế được diễn ra, thu hút nhiều VĐV người nước ngoài tham dự. Trong đó, Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng – Vì hòa bình do thành phố Hà Nội tổ chức hàng năm có ý nghĩa chính trị – xã hội sâu sắc, thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, VĐV chuyên và không chuyên trong và ngoài nước với mong muốn gửi Thông điệp hòa bình tới khắp năm châu…
Thứ hai, Đại hội Thể thao Đông Nam Á là sự kiện thể thao lớn của khu vực mang đến nhiều ý nghĩa đối với các quốc gia thành viên. Nhờ có Seagame mà kinh tế, xã hội của các nước Đông Nam Á thêm phát triển, từ đó ranh giới giữa các nước giàu, nghèo trong khu vực cũng được thu hẹp, cải thiện hơn thông qua việc giao lưu thi đấu. SEA Games cũng góp phần giúp cho tình cảm, sự đoàn kết giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trở nên gắn kết hơn, mối quan hệ ngoại giao giữa các nước thành viên cũng cởi mở, hòa nhã hơn.
Mặc dù các vận động viên tham gia Sea Games đều cố gắng đạt được thành tích cao nhất, giành về những tấm huy chương vẻ vang nhưng các vận động viên phải thể hiện được tinh thần thể thao Fairplay. Đặc biệt, Sea Games lần thứ 31 được tổ chức tại Việt Nam, một quốc gia luôn nhận thức rõ vai trò, giá trị của nền hòa bình, vì thế các vận động viên, huấn luyện viên cần thể hiện được truyền thống đoàn kết, hữu nghị, yêu chuộng hòa bình của dân tộc và thực hiện tốt đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Ngoài ra, Chính phủ và nhân dân Việt Nam không bao giờ khuyến khích chiến tranh nổ ra vào bất kì thời điểm nào, tại quốc gia nào. Việt Tân đang cố tình xuyên tạc đường lối đối ngoại Việt Nam nhằm làm sai lệch nhận thức của quần chúng nhân dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Chính vì vậy, những thông tin “bẩn” trên mạng xã hội như thế này cần phải bị lên án gay gắt để môi trường không gian mạng được trong sạch.
Nhận xét
Đăng nhận xét