Vì sao Việt Nam không nên “chọn phe” trong chiến tranh Ukraina?

 Từ khi cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina bùng nổ, giới dân chửi đã liên tục vận động Việt Nam từ bỏ thế trung lập để đứng hẳn về phía Ukraina. Chẳng hạn, ngày 02/03/2022, trang VOA tiếng Việt đã đăng một bài của bút danh Hoàng Trường, có tựa đề “Việt Nam ‘mắc kẹt’ trong cuộc chiến phản tác dụng của Nga ở Ukraine”. Trong bài viết có đoạn:

“Nếu như trong khói lửa chiến tranh ở Ukraine Việt Nam đã và đang như “gà mắc tóc” thì một “thế giới lưỡng cực” hậu Ukraine sẽ là thách thức ghê gớm đối với Hà Nôi, xưa nay vẫn theo một chính sách “đu dây” giữa các khối. Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine sẽ là một bước phát triển mới, có khả năng thúc đẩy thế giới trở về với “trật tự lưỡng trục”. Một bên là những chế độ chuyên chế, hiếu chiến và bành trướng với Nga và Trung Quốc liên kết thành một trục, và bên kia là các thể chế dân chủ tự do do Hoa Kỳ và châu Âu dẫn dắt. Sự phân cực này không chỉ về chính trị và an ninh, mà còn ảnh hưởng tới tất cả các phương diện khác như hệ thống tài chính, nguồn cung ứng hàng hóa, vùng nguyên liệu, thị trường, mạng lưới giao thông và tiêu chuẩn công nghệ. Sẽ có lúc, hàng hóa, dịch vụ giao thương với các nước thuộc trục bên này sẽ không tương thích với các nước ở trục bên kia.”



Bài viết rất dài này chứa nhiều điểm bất hợp lý, mà ngay trong đoạn trích trên cũng đã bộc lộ.

Trước hết, ngay cả khi thế giới trở về “trật tự lưỡng cực”, sẽ thật dối trá và đạo đức giả nếu ta gọi phe NATO là phe “dân chủ tự do”. Không rõ các chính phủ NATO có quan tâm đến tự do của người dân trong nước họ không, chỉ biết họ tuyệt nhiên không quan tâm đến tự do ở các vùng đất mà họ gây chiến. Trong những năm qua, rõ ràng Mỹ và các nước NATO khác đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh hơn hẳn phần còn lại của thế giới cộng lại. Vài cuộc chiến trong số đó chỉ có thể gọi là xâm lược trắng trợn. Cuộc đàn áp người Palestine của Israel là một ví dụ, việc Mỹ dựng chuyện “vũ khí hủy diệt hàng loạt” để xâm chiếm Iraq là một ví dụ khác. Ngay cả trùm khủng bố Bin Laden cũng “khởi nghiệp” như một đồng minh của Mỹ trong chiến tranh ở Trung Đông. NATO chắc chắn không phải là một phe chính nghĩa.

Thứ hai, việc “chọn phe” đương nhiên ảnh hưởng đến quyền lợi nhãn tiền của Việt Nam. Nga vẫn đang là một nguồn cung vũ khí chính của Việt Nam, nên sự sứt mẻ trong quan hệ Việt-Nga không thể không khiến nền quốc phòng của Việt Nam bị chao đảo. Trong khi đó, tất cả những dự tính mà bài viết vẽ ra đều đang ở thì tương lai. Bỏ quên nền tảng hiện tại để chạy theo những dự tính đó thì cũng chẳng khác gì ảo tưởng.

Nhận xét