Harari sẽ nói gì về các nhà dân chửi khao khát Thế Chiến III?

 Cuộc chiến tranh mới bùng phát ở Ukraina đã khơi dậy khá nhiều phản ứng hiếu chiến trong giới dân chửi. Không ít nhà dân chửi đã coi đây là khởi đầu của Chiến tranh Thế giới thứ 3, và kêu gọi mở rộng chiến tranh để tiêu diệt các quốc gia khác ý thức hệ với họ. Trong khi người dân Ukraina đang nỗ lực bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình, thì những nhà dân chửi này lại kêu gọi nước ngoài can thiệp vào nền chính trị của các quốc gia có chủ quyền. Lời kêu gọi của họ vì thế hoàn toàn phi nghĩa, đi ngược lại tinh thần của cả cuộc kháng chiến ở Ukraina lẫn những nỗ lực ủng hộ nhằm bảo vệ hòa  bình của cộng đồng quốc tế.

Noi gương các chính khách diều hâu ở Mỹ, những nhà dân chửi hiếu chiến tường tuyên bố rằng chiến tranh là quy luật của lịch sử, vì thế không thể tránh khỏi. Nhưng quan điểm này của họ đã bị bác bỏ một cách dứt khoát bởi bài viết mới đây của sử gia Yuval Noah Harari, một tác giả đã được biết đến ở Việt Nam qua các cuốn sách “Lược sử loài người”, “Lược sử tương lai”, và “21 bài học cho thế kỷ 21”.



Trước hết, Harari chỉ ra rằng chiến tranh không phải là mặc định trong lịch sử. Trái với hiểu lầm phổ biến, hiện tượng chiến tranh mới chỉ tồn tại trong khoảng 13.000 năm trở lại đây, và đây chỉ là một quãng ngắn trong toàn bộ lịch sử của loài người. Không phải nền văn minh nào cũng có ý niệm chiến tranh tổng lực, và nhiều nền văn minh có các giải pháp hể hạn chế gây chiến. Thế giới hiện đại không phải là ngoại lệ: các quốc gia đã phải đi đến thỏa thuận nhằm tránh nguy cơ hoại diệt vì chiến tranh hạt nhân. Chiến tranh không phải là định mệnh.

Thêm nữa, ngày nay nhân loại cũng đã có nhiều lựa chọn tốt hơn chiến tranh. Tài nguyên sinh lợi nhất trong thời đại này là tri thức thay vì đất đai hoặc khoáng sản, và chiến tranh liên miên chỉ làm thui chột tri thức. Văn hóa chính trị của thế giới cũng đã thay đổi: các nhà lãnh đạo hiện tại thường được coi trọng nhờ tạo ra thay đổi trong chính sách dân sinh, chứ không phải nhờ thắng các cuộc chiến xâm lược. Đây là điều không áp dụng với các vua chúa cách đây vài trăm năm. Kết quả là ngày nay, chiến tranh ngày một ít đi, và số người chết vì tai nạn giao thông hoặc béo phì đã lớn hơn số người chết vì các cuộc chiến.

Sau cùng, các cuộc chiến tranh không có điểm dừng sẽ khiến tất cả các bên bị thiệt hại nặng. Ngày nay, các chính phủ trên thế giới chỉ chi trung bình 6,5% ngân sách cho vũ trang, trong khi trong quá khứ, hầu hết ngân sách của các triều đình được dùng để mua vũ khí thay vì cung cấp phúc lợi cho dân chúng. Chiến tranh không điểm dừng có thể khiến pháp luật quốc tế hiện tại bị thay thế bằng luật rừng, và đưa thảm cảnh trong quá khứ trở lại. Qua phân tích này, có thể thấy các nhà dân chửi hiếu chiến không chỉ chống lại ước vọng hòa bình, mà còn chống lại các thành tựu văn minh của nhân loại.

Nhận xét