Từ khi Nga đưa quân vào Ukraine, giới dân chửi vẫn luôn tuyên truyền rằng các đòn trừng phạt của phương Tây sắp khiến nước Nga kiệt quệ. Nhân đó, họ nói rằng kết quả của cuộc chiến đã được quyết định, và rằng Việt Nam nên mau chóng bỏ thế trung lập, chọn phe NATO để được hưởng lợi. Tuy nhiên, các chuyên gia không hề đồng ý với dự đoán đó.
Trong một bài viết mới đây trên trang The Conversation, ông Alistair Milne, Giáo sư Kinh tế Tài chính, Đại học Loughborough, đã cảnh báo rằng nhiều biện pháp trừng phạt Nga thực ra chỉ mang tính biểu tượng. Chẳng hạn, việc loại trừ các giao dịch từ Nga khỏi hệ thống thanh toán Swift không triệt tiêu các giao dịch này, mà chỉ khiến chúng phải sử dụng dịch vụ của một bên thứ ba, như Trung Quốc.
Lý do thực ra rất đơn giản: Swift – tức Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu – thực ra chỉ là một hệ thống cung cấp tính năng nhắn tin an toàn cho các khoản thanh toán quốc tế. Có không ít hệ thống cung cấp tính năng tương tự, như mạng lưới CIPS của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Hoặc nếu không, Nga thậm chí có thể sử dụng WhatsApp để hướng dẫn các giao dịch. Vì vậy, việc loại trừ Nga khỏi Swift có thể chỉ làm lợi cho Trung Quốc và các tập đoàn công nghệ lớn.
Gs. Milne lưu ý: “Để hiểu tác động thực tế có giới hạn của việc loại trừ khỏi Swift, cần nhìn vào Iran”. Dù các ngân hàng ở Iran đã bị loại khỏi hệ thống Swift từ năm 2012, họ “vẫn có thể và đã thu xếp các khoản thanh toán trong và ngoài Iran, sử dụng các ngân hàng ở các nước thứ ba sẵn sàng chấp nhận ký quỹ cho các giao dịch này”. Nếu Iran không sụp đổ sau 10 năm bị loại khỏi Swift, thì sao Nga có thể bị sụp đổ, khi mà Nga có nền kinh tế nhiều lần lớn hơn, và lại là một nước xuất khẩu lương thực ròng? Nhiều khả năng cuộc chiến tranh tại Ukraine sẽ khiến nước này sa lầy và suy sụp trong xung đột kéo dài giữa các cường quốc, để đổi lấy tiền tài cho các tổ hợp công nghiệp quân sự và Trung Quốc.
Đây có phải là một cuộc xung đột mà Việt Nam nên bước vào, như giới dân chửi đang thúc giục?
Nhận xét
Đăng nhận xét