BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CHO NHỮNG NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH “ANH HÙNG MẠNG”

 Trong những ngày qua, Nguyễn Phương Hằng nổi tiếng trở lại trên hầu khắp các mặt báo và trang mạng xã hội, không phải vì những buổi livestream của người phụ nữ này trên Facebook mà bởi vì Bà Hằng phải chịu trách nhiệm với những phát ngôn thiếu kiểm soát của mình trong quá khứ.

Nguyễn Phương Hằng được biết đến không chỉ là một người phụ nữ tài giỏi trên thương trường, mà còn là một người thích “đưa công lý ra ánh sáng” qua những buổi phát trực tiếp trên mạng xã hội thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Từ đây, những vụ việc liên quan đến hoạt động từ thiện của một số nghệ sĩ có tiếng tăm “nổi sóng” và khiến dư luận hết sức hoang mang, lung lay niềm tin về nhân cách của những người nghệ sĩ đó. Phương Hằng bỗng chốc chỉ trong một thời gian ngắn được cư dân mạng tung hô, ủng hộ như một người hùng vạch trần cái xấu, cái ác, mà xuất phát điểm là “từ những giấc mơ” hết sức xa vời của mình. Nhận thấy ngày càng được sự đồng tình và theo dõi của quần chúng nhân dân, Bà Phương Hằng cùng cộng sự của mình tổ chức những buổi phát trực tiếp ngày càng “chợ búa hơn”, “thô tục hơn”, miễn là được nhiều người xem. Sau đó, những lá đơn tố cáo của những người bị bà Hằng nhắc đến trong những buổi livestream được gửi đến cơ quan công an để làm sáng tỏ vụ việc về hành vi xỉ nhục, làm mất danh dự của người khác.

Sau quá trình điều tra, tối 24/3, bà Hằng bị Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP HCM bắt về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự năm 2015, sửa đổi, bổ sun năm 2017.

Đó liệu có phải cái kết của một “Anh hùng mạng”?

BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CHO NHỮNG NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH “ANH HÙNG MẠNG”

Từ trước đến nay, không ít kẻ nổi danh trên mạng xã hội và được tung hô như một người hùng. Đây cũng là “chiêu bài” được các thế lực thù địch chống phá Nhà nước ta sử dụng hết sức phổ biến khi thời đại công nghệ số bùng nổ. Những cái tên như Phạm Đoan Trang, Lê Dũng Vova, Nguyễn Lân Thắng, Trịnh Bá Phương,… bị các tổ chức phản động trong và ngoài nước kích động, dụ dỗ, tạo dựng thành “ngọn cờ” trong phong trào dân chủ ở Việt Nam. Những đối tượng nãy cũng thường xuyên tự livestream hoặc tham gia phỏng vấn trên các kênh báo đài phản động như BBC, RFA… để xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, hạ thấp, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, ban, ngành. Thậm chí, những kẻ này còn được nhận các giải thưởng của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Khi được kẻ địch tung hô và có những hành động chống phá điên cuồng thì họ đã trở thành tội đồ của dân tộc, đi ngược lại với lợi ích của quần chúng nhân dân. Cái kế của, Phạm Đoan Trang, Lê Dũng Vova và nhiều “anh hùng mạng” khác cũng phải cúi đầu trước sự nghiêm minh của pháp luật.

Mặc dù mục đích và nội dung phản ánh của bà Phương Hằng với những kẻ phản động kia là khác nhau, nhưng họ có một điểm chung là được tung hô trở thành “anh hùng mạng” của một bộ phận trong dư luận xã hội. Điều đó để thấy rằng, “anh hùng mạng” là một con dao hai lưỡi, dễ đẩy con người vào sự ảo tưởng về sức mạnh và ngày càng được thể lấn tới. Nhiều lần bà Nguyễn Phương Hằng cam kết sẽ rút kinh nghiệm trước cơ quan thanh tra nhưng đâu lại vào đấy, lại tiếp tục livestream với cường độ mạnh hơn trước.

Quả thực sự hào nhoáng trên không gian mạng đã khiến bà Hằng đánh mất tất cả sự lộng lẫy, sự kiêu sa của một doanh nhân thành đạt trên thương trường.

Câu chuyện của bà Phương Hằng chính là bài học đắt giá cho những ai tự cho mình quyền được phán xét người khác một cách vô cớ, muốn hạ thấp uy tín của người khác và đứng trên pháp luật.

Đối với người dùng mạng xã hội, cần tỉnh táo để có nhận thức, hành vi đúng mực, tránh bị “cuốn theo chiều gió” bởi những livestream có nội dung miệt thị, vi phạm pháp luật trên mạng xã hội. Chúng ta thường có tâm lý tò mò về việc khuất tất, tiêu cực của người khác, đối với quan chức hay người nổi tiếng thì mức độ quan tâm, tò mò lại càng cao. Đồng thời, thường dễ tin, dễ nghe khi xem hay nghe ai đó nói, đưa ra lý lẽ tưởng như thuyết phục.

Nhận xét