Từ khi cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina bùng nổ, giới dân chửi đã liên tục vận động Việt Nam từ bỏ thế trung lập để đứng hẳn về phía NATO. Họ lập luận rằng cuộc chiến này chắc chắn sẽ phân chia thế giới thành hai cực đối đầu nhau, một bên là NATO, bên kia là Nga và Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó, để đủ sức kháng cự Trung Quốc lựa chọn duy nhất của Việt Nam là đứng hẳn về phe NATO, để được NATO bảo vệ. Nhưng vài động thái mới đây của Trung Quốc đã cho thấy đây chỉ là những nhận định mang tính võ đoán.
Mới đây, tài khoản FB Duong Thang đã đăng đoạn lược dịch 2 mục tin trên báo phương Tây. Bài dịch này cho thấy trái hẳn với tưởng tượng của nhiều người, xung đột giữa Mỹ và Nga dường như đang hâm nóng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra, vì Mỹ hiểu rằng họ không thể phân tán trên cả hai mặt trận, còn Trung Quốc thì luôn muốn lợi dụng tất cả các bên trong cuộc xung đột, trong lúc mình nghỉ ngơi để chờ cơ hội tốt hơn. Xin trích nguyên văn một đoạn trong bài viết:
“1. “Trung Quốc và Nga là những đối tác mạnh mẽ,” Hu Xijin, tổng biên tập đã nghỉ hưu của tờ báo theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa Huanqiu Shibao, tuyên bố như trên trong một bài báo đăng trên mạng xã hội Wechat, "Tuy nhiên, cư dân mạng (Trung Quốc) không nên trông chờ vào sự “Nga hóa” trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc," ông này viết.
Luôn rất tích cực bình luận về chính trị quốc tế, Hu Xijin cho rằng đất nước của ông phải "tránh bị ảnh hưởng của Nga khi đối mặt với phương Tây, và đặc biệt là trong quan hệ với Hoa Kỳ. Theo ông một chiến lược như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến “một ngõ cụt”.Với lời tuyên bố này, Hu Xijin đang cố gắng làm giảm sức nóng của luồng dư luận trong xã hội Trung Quốc đang ra sức ngợi ca đường lối chính trị của Vladimir Putin
2. Ngày 1 tháng 3 năm nay, một số người Trung Quốc đã rất ngạc nhiên khi đọc một bài xã luận trên nhật báo Guangming Ribao, một trong những tờ báo chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC). Bài xã luận này xuất hiện một ngày sau lễ kỷ niệm 50 năm ngày công bố “Thông cáo chung Thượng Hải”, một văn kiện ngoại giao được ký ngày 28 tháng 2 năm 1972 trong chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tới đất Trung Quốc, Bài xã luận viết: "Mối quan hệ Trung-Mỹ đã trở thành một trong những mối quan hệ song phương gần gũi nhất trên thế giới, với một số lĩnh vực hợp tác lớn nhất và những lợi ích chung quan trọng nhất […] sự phát triển kinh tế và ổn định toàn cầu đều không thể làm được nếu không có hợp tác Trung - Mỹ ”
Bài báo này khiến nhiều nhà quan sát Trung Quốc như Tao Jingzhou cảm thấy rất ngạc nhiên . Vị luật sư nổi tiếng này đã thể hiện sự ngạc nhiên và thắc mắc của mình trên mạng xã hội WeChat của Trung Quốc: “Vào thời điểm mà quan hệ Trung-Mỹ gần như đóng băng, và mới đây thôi còn là những khẩu hiệu ca ngợi quan hệ Trung-Nga tốt đến mức “ không còn giới hạn “ thì nay một cơ quan của ĐCSTQ nói rằng xu hướng hợp tác đôi bên cùng có lợi trong quan hệ Trung - Mỹ là không thể đảo ngược . Đây quả là một sự đảo ngược đáng ngạc nhiên ”
3. Đó là “một sự thay đổi đột ngột theo hướng gió”, một blogger Trung Quốc viết trên Wechat, người tin rằng “Người dùng Internet không thể theo kịp tốc độ thay đổi của lập trường chính trị của TQ ”. Ví dụ, ông rất ngạc nhiên khi đọc một bài báo của Tân Hoa xã, liệt kê những thành công của sự hợp tác Trung-Mỹ ví dụ như việc kết nghĩa giữa các thành phố và tỉnh ở hai bên Thái Bình Dương. "Chuyện gì xảy ra hôm nay vậy?", độc giả chuyên lướt mạng này bày tỏ sự ngạc nhiên trong bình luận của mình.”
Ở đây nên đặt ra một câu hỏi: nếu Mỹ hòa hoãn với Trung Quốc trong lúc họ cố làm kiệt quệ nước Nga, thì chuyện gì sẽ xảy ra với đảo Đài Loan mà họ cam kết bảo vệ?
Năm 1971, khi Mỹ tìm cách hòa hoãn với Trung Quốc để giành ưu thế trong Chiến Tranh Lạnh với Liên Xô, họ đã tước vị trí thành viên Liên Hiệp Quốc của Đài Loan để trao cho Trung Quốc. Bối cảnh tương tự dường như đang lặp lại, và hứa hẹn nhiều tin xấu cho Đài Loan. Nếu kịch bản đó xảy ra, thì ta nên nghĩ gì về lời kêu gọi “thân Mỹ để được Mỹ bảo vệ như Đài Loan”? Thái độ chộp giật, cơ hội không phải là giải pháp bền vững để giữ nước.
Nhận xét
Đăng nhận xét