Sau những vụ bắt giữ diễn ra dày đặc suốt 3 năm vừa qua, dường như giới dân chửi đã mất hầu hết phóng viên đưa tin từ hiện trường. Nếu họ đăng một tin nóng, thì tin đó thường chỉ đến từ 3 nguồn: báo chí chính thống ở Việt Nam, các trang mạng xã hội, hoặc trí tưởng tượng của họ.
Một trường hợp điển hình, trong đó giới dân chửi tưởng tượng ra tin tức, là bài viết mới đây trên fanpage của đảng Việt Tân, có tựa đề “Việt Á – cuộc đảo chính không tiếng súng của Tô Lâm”. Trong bài này, bút danh Tân Phong biện luận hùng hồn rằng công an không tự dưng mà phanh phui vụ Việt Á, họ làm vậy để “giết gà dọa khỉ”, đe dọa nhiều lãnh đạo Đảng, nhằm giữ quyền lực cho Bộ trưởng Tô Lâm. Dù đưa ra những kết luận long trời lở đất, Tân Phong đã không trưng ra được bằng chứng trực tiếp nào. Bài viết chỉ nói chung chung rằng vụ Việt Á diễn ra không lâu sau một sóng truyền thông liên quan đến Bộ trưởng Tô Lâm, vì vậy chắc chắn Bộ trưởng Tô Lâm đứng đằng sau vụ Việt Á.
Nhưng nếu theo dõi chuỗi sự kiện, mọi người sẽ thấy nhận xét này đầy kẽ hở. Bài viết cho rằng vụ Việt Á nhắm vào Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhưng từ ngày 29/12/2021, vụ Việt Á đã vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng Chống Tham nhũng – một cơ quan đang do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Từ đó đến nay, Ban Chỉ đạo thúc giục các ban ngành đẩy mạnh điều tra và xử lý nghiêm vụ việc; không lẽ diễn biến này cũng do Bộ trưởng Tô Lâm chịu trách nhiệm?
Các trang truyền thông của giới dân chửi bịa ra những thuyết âm mưu như vậy vì rất nhiều lý do. Có thể họ muốn chìm đắm trong ảo tưởng rằng mình “thạo tin”, nhìn thấu thế cục, ngồi cào phím ở nước ngoài mà thông suốt chuyện thiên hạ. Có thể họ muốn tạo ấn tượng rằng nội bộ nhà nước Việt Nam đang chia năm xẻ bảy, vì vậy giới dân chửi có hy vọng lật đổ. Cũng có thể họ đơn giản muốn câu view để kiếm tiền và mở rộng ảnh hưởng của mình. Tuy nhiên, dù lý do là gì, thì các nhà dân chửi cũng tự lừa nhau, họ là nạn nhân đầu tiên của những thông tin sai mà họ tung lên mạng.
Nhận xét
Đăng nhận xét