Từ ngày 14 đến 16/12/2021, bốn nhà dân chửi – là Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thị Tâm, Trịnh Bá Phương và Đỗ Nam Trung – sẽ liên tiếp được đưa ra xét xử ở Hà Nội, với cáo buộc phạm tội “tuyên truyền chống nhà nước”. Sau khi lịch trình này được thông báo, giới dân chửi đã tức tốc thực hiện chiến dịch truyền thông để tung hô 4 gương mặt vừa nêu. Đơn cử, đảng Việt Tân đăng một hình ảnh với hàng chữ to, tuyên bố rằng án tù đem lại vinh quang cho 4 người vừa kể:
Nhưng dường như Phạm Đoan Trang, một trong 4 người sắp ra tòa, lại không hề đồng ý với nhận xét này của Việt Tân. Theo lời Trang, thì hiện đã hình thành một thị trường buôn bán “tù nhân lương tâm”, bán nhân quyền giữa các chính phủ. “Tù nhân lương tâm” cũng chẳng khác gì một quân cờ, một món hàng.
Cụ thể, trong một clip được phổ biến sau khi Trang bị bắt hồi tháng 10/2020, Trang nói như sau:
“Từ lâu tôi đã để ý một đặc điểm của phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam: Đó là các nhà hoạt động cứ tham gia hoạt động một thời gian rồi bị bắt đi tù. Sau đó cộng đồng dư luận trong nước cũng như dư luận hải ngoại lên tiếng kêu gọi trả tự do cho người đó, Free X, Free Y, Free X, v.v. Một thời gian thì họ được trả tự do, họ đi nước ngoài, thế là hết. Khép lại vòng đời của một nhà hoạt động. (…) vòng đời hoạt động của một nhà hoạt động ngắn quá, không đủ để, mặc dù nó có ý nghĩa nhưng không đủ để tạo ra một sự thay đổi nào cả.
Và càng ngày tôi càng nhận ra một điều, (…) là chính quyền cộng sản Việt Nam lợi dụng chuyện đó. Thay vì tiến hành những cải cách lớn, (…) mang tính toàn diện và cách mạng (…) thì họ chỉ đơn giản là (…) bắt một cá nhân nào đấy rồi thả. Thế là được tiếng tôn trọng nhân quyền, tôn trọng các cam kết quốc tế. (…) Vậy có lợi như vậy thì tại sao không bắt? Tại sao không tiếp tục cái việc là cứ bắt rồi người ta kêu gọi thả thì lại thả, đổi lấy một số cái điều ước quốc tế, một số hiệp định thương mại, một số thỏa thuận, một số hợp đồng bán vũ khí nào đấy với nước ngoài? (…) bao nhiêu năm qua cuộc đấu tranh vẫn vậy, tình hình vẫn vậy. Không thay đổi gì hết.
(…) Chúng tôi không phải là hàng hóa để nhà nước cộng sản đem mặc cả với nước ngoài để đổi lấy các hiệp định thương mại hay là các thỏa thuận này nọ (…) Chúng tôi không chấp nhận cái địa vị hàng hóa đó.”
Thân phận hàng hóa này có phải là cái “vinh quang” mà Việt Tân hứa hẹn cho các “nhà hoạt động” cộng tác với họ không? Xin nhớ rằng từ nhiều năm nay, Việt Tân đã làm một mắt xích quan trọng trong cái thị trường buôn bán nhân quyền, và kiếm lợi từ nó.
Nhận xét
Đăng nhận xét