THÔNG TIN HÀ NỘI DỪNG TIÊM VẮC XIN CHO TRẺ EM LÀ KHÔNG CHÍNH XÁC?

 Ngày 30/11, nhiều người lan truyền thông tin về việc sau khi phát hiện 1 học sinh dương tính với SARS-CoV-2 tại điểm tiêm Trường Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân, TP Hà Nội đã cho dừng việc triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em. Cùng thời điểm trên là thông tin về việc 01 trường hợp học sinh lớp 9 tại xã xã Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội) tử vong sau 1 ngày tiêm chủng do phản ứng phản vệ độ IV (đã xác định không liên quan đến vắc xin và thực hành tiêm chủng) hay như thông tin “86 học sinh Thanh Hóa phản ứng sau tiêm vắc xin nhập viện theo dõi” biểu hiện phổ biến của các em là buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ớn lạnh nên nhà trường và gia đình đã đưa các em đến cơ sở y tế, sau khi được chăm sóc y tế, hiện sức khỏe và tâm lý của các em đã ổn định.


Ảnh: Hà Nội tiêm vắc xin cho trẻ em

Từ đó, đã xuất hiện các luồng thông tin rằng một số địa phương tạm dừng tiêm vắc xin cho trẻ em, trong đó, có thông tin Hà Nội dừng tiềm vắc xin cho trẻ em, và thông tin này đã được xác minh là không chính xác. Theo đó, tất cả các dây chuyền tiêm trên địa bàn TP Hà Nội đều hoạt động bình thường, không có chuyện dừng tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em.

Theo đại diện Sở Y tế Hà Nội, sau khi khám sàng lọc trước khi triển khai tiêm vắc-xin Covid-19, tại một dây chuyền tiêm, đã phát hiện 1 học sinh có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Học sinh này sinh sống trên địa bàn quận Đống Đa, nơi đang ghi nhận nhiều ca mắc Covid-19. Trường hợp này đã được cách ly, khoanh vùng và sau khi áp dụng tất cả các biện pháp phòng dịch theo quy định, dây chuyền tiêm này tiếp tục hoạt động như bình thường.

Để bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tốt nhất cho công tác tiêm chủng, TP Hà Nội đã tiến hành rà soát lại tất cả các điểm tiêm, các dây chuyền tiêm chủng về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Cùng với đó, Sở Y tế Hà Nội cũng xin ý kiến chuyên môn của Bộ Y tế về hai lô vắc xin số 124001 và 123002 của Comirnaty (Pfizer) có hạn sử dụng tại giấy chứng nhận xuất xưởng là ngày 30/11/2021 và được tăng hạn lên thành 28/2/2022 để bảo đảm an toàn khi sử dụng 2 lô vắc xin này.

"Ngay khi có những đánh giá về công tác chuyên môn cùng các quy trình tiêm chủng đều bảo đảm tuân thủ đúng quy định, Hà Nội tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh. Như vậy, TP Hà Nội chỉ tạm dừng tiêm chủng cho trẻ ở 2 lô vắc xin được gia hạn, còn việc tiêm chủng các lô vắc xin khác vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Tính đến 18h ngày 30/11, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, 30 quận, huyện, thị xã đã tiêm được 283.250 mũi/307.799 cho trẻ từ 15-17 tuổi (đạt 92,02%) và tiêm được 143.103 mũi/394.045 cho trẻ từ 12-14 tuổi (đạt 36,31%).

Theo các chuyên gia y tế, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, việc tiêm vắc xin COVID-19 không giúp người tiêm tránh lây nhiễm 100% nhưng mang lại ít nhất 3 tác dụng: giúp bệnh nhẹ đi, giảm nguy cơ tử vong, giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng.

Với những động thái nêu trên ngành y tế Hà Nội đã thể hiện một tinh thần cầu thị, tiếp thu ý kiến đến từ các phụ huynh trong việc triển khai tiêm vắc xin cho trẻ em. Việc thực hiện một chính sách quan trọng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trước sự tấn công của đại dịch đã được thực hiện trên cơ sở khoa học và sự tham vấn kỹ càng của các chuyên gia ngành y tế.

Có thể nói việc tiềm vắc xin cho trẻ em là một quyết sách quan trọng, việc thực hiện tiêm vắc xin nói chung và tiêm vắc xin cho trẻ em nói riêng mặc dù đang đứng trước sự quan tâm của cả xã hội, nhưng nó cũng nhận được sự soi mói của dư luận, dù quá trình triển khai thực tế vẫn còn có những rủi ro nhất định, tuy nhiên có thể với những rũi ro mà khoa học đã chứng minh nhưng lúc đó cũng có thể chính quyền và ngành y tế lại phải hứng chịu sự tấn công của những cá nhân thiếu hiểu biết. Nhưng với sự quyết tâm đến từ chính quyền Hà Nội và nhân dân thì chủ trương tiêm vắc xin để tạo miễn dịch cộng đồng để học sinh được sớm quay trở lại trường học là rất cần thiết./.

Nhận xét