Cái tên Phạm Thị Đoan Trang hẳn chẳng xa lạ với cộng đồng mạng, đặc biệt là cộng đồng blogger và vừa qua ngày 14/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bị cáo Phạm Thị Đoan Trang (43 tuổi, trú quận Đống Đa) 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Âu đây cũng là một cái kết hợp lý cho những hành vi sai trái của y.
Nhân cái ngày nói lời tạm biệt Đoan Trang, hãy cũng nhìn lại con đường đưa Trang đi vào vũng bùn lầy.
Phạm Thị Đoan Trang sinh ra trong một gia đình nền nếp, bố mẹ Trang đều là cán bộ nghỉ hưu, các anh trai của Trang đều là những người đang công tác tại các cơ quan Nhà nước. Bản thân Trang cũng được ăn học đến nơi, đến chốn.
Từ năm 1996-2000, Phạm Thị Đoan Trang học Đại học Ngoại thương Hà Nội. Từ năm 2000-2002, là phóng viên Báo điện tử Vnexpress; năm 2002-2004 là nhân viên Công ty quảng cáo HAKI Lê; năm 2002-2006, Trang là nhân viên Công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC; 2006-2008, là cộng tác viên Báo Vietnamnet.
Sau khi trở về nước, Phạm Thị Đoan Trang đóng vai “người bất đồng chính kiến” và “nổi” lên là một trong những đối tượng cầm đầu nhóm “Mạng lưới blogger Việt Nam”. Phạm Thị Đoan Trang có mối liên hệ mật thiết với các tổ chức phản động lưu vong như “Việt Tân”, “VOICE”. Từ việc hình thành Mạng lưới blogger, cho đến việc tham gia đoàn vận động nhân quyền do Việt Tân vẽ ra nhằm phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hiệp quốc, nhằm vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền.
Cáo trạng xác định, từ ngày 16/11/2017 – 5/12/2018, bị cáo Trang đã có hành vi làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Bên cạnh đó, Trang đã trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước, cũng như “phỉ báng chính quyền nhân dân”. Trang đã trả lời phỏng vấn đài nước ngoài BBC News tiếng Việt và Đài Á Châu tự do (RFA).
Một là, bản thân Phạm Thị Đoan Trang là người có nhận thức, hiểu biết, từng công tác tại một số cơ quan báo chí nhưng lại vi phạm pháp luật thời gian dài, có tư tưởng chống đối sâu sắc, hoạt động chống phá chính quyền nhân dân quyết liệt. Việc Phạm Thị Đoan Trang chịu án phạt tù là lẽ hiển nhiên.
Hai là, thông qua những luận điệu này, các cá nhân, tổ chức trên còn muốn đánh bóng tên tuổi Phạm Thị Đoan Trang cũng như các cá nhân hoạt động chống Đảng, Nhà nước dưới danh nghĩa “nhà dân chủ”, nhà “hoạt động nhân quyền”, từ đó cổ súy cho hành vi phạm pháp của các nhân tố chống đối trong nước, tập hợp lực lượng, gây bất ổn từ bên trong. Thủ đoạn trên tuy không mới nhưng lại hết sức nguy hiểm bởi nó có thể hướng lái sự chú ý của dư luận quốc tế và làm cho một số người hiểu sai sự thật./.
Nhận xét
Đăng nhận xét