Thời gian qua vì lười lao động lại muốn có tiền và nuôi ước vọng sang tị nạn ở nước ngoài, một số đối tượng là công dân Việt nhưng vì quyền lợi vị kỷ, bị kẻ xấu, các tổ chức phản động lôi kéo dẫn đến bất chấp đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bất chấp pháp luật, sử dụng không gian mạng phát tán nhiều thông tin sai lệch, công khai công kích, chống phá Việt Nam, tiếp tay cho kẻ xấu gây tâm lý hoang mang, ngờ vực, chia rẽ nội bộ, làm hại đất nước. Tuy nhiên, tất cả những hành vi trên đều bị nhân dân lên án và phải chịu những bản án thích đáng trước pháp luật.
Đã trở thành quy luật, mỗi khi các cấp tòa án ở Việt Nam mở phiên tòa xét xử các đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Nhà nước thì một số cá nhân, tổ chức, đài báo ở nước ngoài có quan điểm, tư tưởng thù địch Việt Nam như Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), tổ chức Bảo vệ ký giả (CPJ)... lại xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí” Tô vẽ hình tượng, tung tin giả để bẻ lái vụ án, kêu oan cho các đối tượng phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia khi bị xử lý trước pháp luật đã trở thành chiêu trò quen thuộc của các “nhà dân chủ” giả hiệu và số đài, báo thiếu thiện chí với Việt Nam. Đây cũng là thời cơ để các đối tượng “mượn gió bẻ măng”, lợi dụng quá trình xét xử nhằm tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ ngành tư pháp và chế độ. Thủ đoạn này được các đối tượng xưng danh dân chủ diễn đi diễn lại nhiều lần giống như một cái máy rập khuôn cùng chung kịch bản. Thế nhưng, dù các đối tượng đã giở đủ trò, rêu rao khắp các trang mạng xã hội để chính trị hóa vụ án với hy vọng vớt vát, tìm kiếm sự ủng hộ của dư luận, song không đem lại kết quả, rốt cuộc chỉ là những màn tấu hài, tung hứng kệch cỡm. Chúng ta cùng nhìn lại tháng cuối năm 2021 với những bản án thích đáng dành cho những kẻ chống đối và đi ngược lại những lợi ích của dân tộc
Phiên tòa đầu tiên của tháng 12 liên quan các hành vi trên được mở màn ngày 14/12/2021, tòa án Hà Nội mở phiên tòa xét xử Phạm Đoan Trang về các hành vi tàng trữ các tài liệu có nội dung tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền thông tin xuyên tạc đường lối chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Kết thúc phiên tòa Hội đồng xét xử quyết định hình phạt là 9 năm tù giam đối với Phạm Đoan Trang.
Tiếp đo, ngày 15/12/2021 tòa án Hà Nội xử Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, hai đối tượng này sử dụng facbook đăng tải, chia sẻ nhiều video clip có tính chất kích động, xuyên tạc tình hình tại Đồng Tâm, cổ súy cho các hành vi khủng bố của bố con Lê Đình Kình, riêng Trịnh Bá Phương còn cất giữ một cuốn sách có nội dung phản động có tên“cẩm nang nuôi tù”. Kết thúc phần tranh luận, bào chữa, nghị án, Hội đồng xét xử tuyên án 10 năm tù cho Trịnh Bá Phương, 6 năm tù cho Nguyễn Thị Tâm.
Cùng thời điểm này, sáng 15/12/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Trần Đức Thạch (SN 1952) trú tại xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Khoản 1, Điều 109 Bộ luật Hình sự. Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An: Năm 2008, do tư tưởng tiêu cực, bất mãn với chế độ, Trần Đức Thạch (SN 1952) trú tại xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp đã tham gia vào tổ chức “Đảng Dân chủ” do Hoàng Minh Chính cầm đầu và bị bắt, xử lý 3 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Quá trình thi hành án, Trần Đức Thạch ở cùng buồng giam với Nguyễn Văn Đài (SN 1969) trú tại phường Bách Khoa, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội. Trần Đức Thạch đã nảy sinh ý định thành lập “Hội anh em dân chủ” tập hợp những người bị xử lý về tội an ninh quốc gia, mãn hạn tù, các thành phần chống đối nhằm lợi dụng các vấn đề đấu tranh cho “dân chủ nhân quyền”, “xã hội dân sự” để che giấu mục đích hoạt động chống chính quyền, liên kết với các tổ chức phản động nước ngoài, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước; tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài nhằm chống đối, tiến tới lật đổ chính quyền nhân dân. Dù đã được nhiều lần tuyên truyền, vận động nhưng Trần Đức Thạch vẫn trượt dài trong hành vi phạm tội, đi ngược lại quyền lợi, lợi ích của nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc phòng, cuộc sống bình yên của nhân dân; yêu cầu pháp luật phải xử lý nghiêm. Chuỗi hành vi của Trần Đức Thạch từ khi thành lập “Hội anh em dân chủ” đến liên tục có hành vi chống đối chính quyền trong thời gian dài thể hiện rõ bản chất chống phá của bị cáo… Hội đồng xét xử tuyên phạt Trần Đức Thạch 12 năm tù về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, phạt quản chế 3 năm. Bản án trên nhận sự đồng tình cao của những người tham dự phiên tòa, là bài học và lời cảnh tỉnh cho các đối tượng có hành vi chống phá, đi ngược lại quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Ngày 16/12/2021 tòa án tỉnh Nam Định xử Đỗ Nam Trung với các hành vi sử dụng facebook đăng tải nhiều thông tin không có cơ sở, xúc phạm danh dự của các đồng chí lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, đồng thời có nhiều bài viết xuyên tạc sự thật chống phá nhà nước.Lần thứ 2 trở lại tù, Đỗ Nam Trung nhận bản án có thời hạn 10 năm, gấp nhiều lần so với hình phạt 14 tháng tù lần thứ nhất năm 2014.
Có lẽ chưa bao giờ các đối tượng chống đối bị bắt và đem ra xét xử cùng một lúc nhiều một lúc, với số năm tù khủng đến vậy. Những đối tượng như Phạm Đoan Trang,Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Đỗ Nam Trung là những kẻ có các hoạt động chống phá quyết liệt nhất và rõ nét nhất, những kẻ này tự cho mình có cái quyền tự do ngôn luận vào mục đích tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, chúng và “đồng đảng” của mình vẫn luôn tự tin có hậu thuẫn là đám Việt Tân, đài báo phản động sẽ bảo vệ, gây sức ép khiến “gông cùm của nhà tù Cộng sản” không “xiềng xích” được chúng. Nhưng tại các phiên tòa, tội chứng của chúng bị phơi bày, có giời can thiệp,những bản án nghiêm minh của pháp luật được trao cho đúng người, đúng tội.
Cần khẳng định rằng, ở bất kỳ quốc gia nào, quyền của mỗi công dân phải gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ với đất nước, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Tại Việt Nam cũng như ở bất kỳ quốc gia có chủ quyền, người nào vi phạm pháp luật phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Hoàn toàn không có việc Việt Nam vi phạm nhân quyền thông qua các hoạt động tố tụng như khởi tố, bắt giữ, điều tra, truy tố, luận tội, xét xử trước tòa án. Ở Việt Nam không có khái niệm, danh xưng nào gọi những đối tượng vi phạm pháp luật là những nhà “bất đồng chính kiến” hay “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị” như những luận điệu mà các tổ chức chống phá đưa ra. “Báo cáo nhân quyền” mà các tổ chức lấy danh về nhân quyền đưa ra hằng năm nhằm cáo buộc tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam là dựa trên những thông tin thu thập theo kiểu cóp nhặt, phiến diện, xuyên tạc. Do đó, phiên tòa xét xử những đối tượng trên là những đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật và bị nhân dân lên án. Vì vậy, không hề có chuyện các đối tượng trên bị oan hay mang danh nghĩa tự phong như một số tổ chức nào hay biện hộ. Những bản án và hình phạt của các phiên tòa vừa qua là bài học cảnh tỉnh cho những kẻ ngông cuồng, thách thức sự nghiêm minh, thượng tôn của pháp luật bấy lâu nay, đặc biệt là những kẻ hiện tại vẫn nuôi ý định và có hành vi chống phá thì hãy cẩn thận sẽ có ngày “được hội tụ” trong trại giam cùng số đối tượng này./.
Nhận xét
Đăng nhận xét