"TỰ DO BÁO CHÍ" - HIỂU NHƯ NÀO CHO ĐÚNG?

 Hiện nay, một số tổ chức và cá nhân không ủng hộ Việt Nam đã ra sức xuyên tạc vấn đề “tự do báo chí” ở Việt Nam. Các luận điệu này tuy không có gì mới mẻ nhưng lại tạo ra sóng dư luận chú ý qua đó, gây áp lực với chính quyền Việt Nam. Vậy “tự do báo chí” cần hiểu như thế nào cho đúng?

Đầu tiên có thể khẳng định tự do báo chí là quyền tự do cơ bản, cho sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, tự do báo chí không phải là “không có giới hạn” mà cần phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật. Điều này không chỉ là quy định của Việt Nam mà các nước trên thế giới. Điểu hình như ở Mỹ, Bộ luật Hình sự của Mỹ đã nêu rõ: “Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá, buôn bán, phân phối hoặc trưng bày công khai bất kỳ tài liệu viết hoặc in nào có nội dung vận động, xúi giục hoặc giảng giải về trách nhiệm, sự cần thiết tham vọng, tính đúng đắn của hành vi lật đổ hoặc tiêu diệt bất kỳ chính quyền cấp nào tại Mỹ bằng vũ lực hay bạo lực”. Như vậy, có thể thấy nước Mỹ vẫn thường tự vỗ ngực cho mình là tự do, dân chủ nhất thế giới nhưng cách thức quản lý báo chí của họ cũng không nằm ngoài khuôn khổ của pháp luật.

Bên cạnh đó, tự do báo chí còn phải gắn với những quy tắc đạo đức xã hội chứ không phải quay lưng lại với xã hội mà mình đang sống, đang làm nghề báo. Nếu đi ngược lại, tự do báo chí sẽ trở thành “tự do vô chính phủ” và công cụ chống phá lại nhà nước.

Thời gian qua, các thế lực thù địch và các loại đối tượng luôn tìm cách xuyên tạc, vu cáo cho rằng Việt Nam không có “tự do báo chí”. Để làm được điều này, các đối tượng sử dụng báo chí tạo làn sóng bênh vực, bảo vệ cho những kẻ chống chế độ mà họ phong cho là “nhà báo độc lập”, “nhà báo tự do”, “nhà báo không lề”. Chúng còn lớn tiếng vu khống chính quyền Việt Nam đã đàn áp báo chí, tấn công vào tự do báo chí và hoạt động báo chí độc lập.

Điển hình cho việc chống phá Việt Nam là Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF), Tổ chức bảo vệ ký giả (CPS), Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ngôi nhà tự do (Freedom House), Đài châu Á tự do (RFA)… thường xuyên đăng tải các bài viết xuyên tạc cho rằng Việt Nam “đàn áp tự do ngôn luận, tự do báo chí” đã vi phạm quyền con người, quyền tự do ngôn luận trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.

Bên cạnh đó, một số tổ chức và cá nhân vẫn dùng chiêu bài “tự do báo chí” để xuyên tạc tình hình Việt Nam với các báo cáo mà trong đó thể hiện tính chất suy diễn, bôi nhọ, làm méo mó hình ảnh của đất nước và con người Việt Nam. Họ lợi dụng việc chuẩn bị xét xử các đối tượng: Phạm Thị Đoan Trang, Trịnh Bá Dương, Nguyễn Thị Tâm đã phạm tội làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu phản động nhằm chống phá chế độ chính trị ở Việt Nam.

Để nói về thành quả báo chí ở Việt Nam thì có thể thấy những năm qua, cộng đồng quốc tế có những ghi nhận về công tác nhân quyền và tự do báo chí ở Việt Nam. Nước ta đã được bầu làm thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc và đang là ứng cử viên sáng giá cho nhiệm kỳ thứ hai khi được các nước Đông Nam Á thống nhất cử làm đại diện để bầu vào tổ chức này.

Có thể khẳng định rằng đằng sau các luận điệu vu khống, xuyên tạc Việt Nam không có tự do báo chí là ý đồ nham hiểm hòng phê phán thể chế chính trị, đả kích chính quyền. Đồng thời, cổ súy, hướng lái đi theo chế độ của các nước phương Tây để sùng bái “tự do, dân chủ, nhân quyền” của các nước này.

Chính vì vậy, mỗi một người trong chúng ta cần hiểu rõ và nhận thức đúng về “tự do báo chí” của các nước này để bảo vệ những thành quả về dân chủ, nhân quyền của chế độ xã hội ta mà nhân dân ta đã phải hy sinh nhiều xương máu mới giành được độc lập, tự do cho dân tộc và đang thực hiện khát vọng xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Nhận xét