Làm thế nào để công nghệ thúc đẩy sự lan rộng của mô hình dân chủ đa đảng, thay vì ngăn cản nó? Đó là vấn để mà một chương trình hành động của Bộ Ngoại giao Đan Mạch, mang tên “Công nghệ vận động cho dân chủ”, đang đặt ra. Đảng Việt Tân vừa khoe rằng mình có tham gia chương trình này, và sẽ xuất hiện trong một chuỗi hội thảo của tháng 11. Như vậy, nhiều khả năng giới chống cộng người Việt lại sắp đặt hy vọng “phục quốc” vào công nghệ, trong lúc họ đã không còn đặt nó vào con người, nhất là vào người Việt.
Nhưng mọi chuyện liệu có ngon ăn như vậy? Ngay từ cách đặt vấn đề của chương trình, chúng ta đã thấy công nghệ đang ngăn chặn các phong trào biểu tình đòi dân chủ đa đảng, thay vì cổ vũ cho chúng. Chuyện này đã diễn ra như thế nào? Để dễ hình dung, hãy thử xem những thay đổi mà Facebook mang lại cho giới chống cộng.
Năm 2011, nhà chống cộng Phạm Đoan Trang xuất bản một cuốn sách mang tên “Thế hệ F”. Qua bìa sách, dễ thấy F là chữ viết tắt của cả Facebook lẫn Freedom (Tự do). Cuốn sách này là một tuyển tập các bài viết về các cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” năm đó ở Việt Nam, vốn chủ yếu hình thành nhờ các fanpage và group Facebook. Diễn biến này nằm trong bối cảnh của biến cố “Mùa Xuân Arab” hồi đầu năm – trong đó các nhóm hoạt động dùng mạng xã hội để phát động biểu tình nhằm lật đổ chế độ ở nhiều nước. Như vậy, cách đây tròn 10 năm, giới chống cộng đặt trọn niềm tin vào Facebook, và cho rằng Facebook sẽ giúp họ lật đổ chế độ.
Ngày nay, mọi chuyện đã khác. Ngay đảng Việt Tân, cái tổ chức đang phấn khởi vì được tham gia chương trình của nước ngoài, cũng vừa phàn nàn rằng Facebook đang kiểm duyệt họ theo đơn đặt hàng của nhà nước. Hãy nhìn bài viết này, mà Việt Tân đăng lên hồi tháng 10:
Và Việt Tân tiếp tục ca ngợi Mỹ như một thiên đường dân chủ, trong khi họ đang bị một tập đoàn Mỹ kiểm duyệt.
Có phải chủ nghĩa tư bản, với đại diện là Facebook, đang chống lại nền dân chủ đa đảng? Nước Mỹ của các tập đoàn lớn có còn là thiên đường và thủ phủ của dân chủ hay không? Đây mới là những câu hỏi mà Việt Tân nên đặt ra. Nếu không đối mặt với chúng, thì nội dung của các buôi hội thảo sẽ chỉ mang lại hiểu biết và giải pháp trên bề mặt.
Nhận xét
Đăng nhận xét