ÂM MƯU CỦA "VIỆT TÂN" KHI TỔ CHỨC HỘI LUẬN ONLINE VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CÔNG TY INTERNET VỚI NHÂN QUYỀN
Mới đây, tổ chức phản động “Việt Tân” cho biết tổ chức này đã hợp tác với Bộ Ngoại giao Đan Mach và tổ chức “Global Focus” để tổ chức cuộc hội luận online về vấn đề nhân quyền trên mạng Internet. Cuộc hội luận được “Việt Tân” giật tít là “Trách nhiệm của các công tin Internet trong sự đàn áp nhân quyền: Hậu quả tại Viêt Nam và các quốc gia trong vùng”.
Theo đó, “Việt Tân” muốn lên tiếng về tình trạng “các công ty công nghệ, mạng xã hội giúp các chế độ độc tài kiểm duyệt các nội dung bất đồng chính kiến, hạn chế tự do ngôn luận và làm cách nào để buộc các công ty này phải bảo vệ quyền tự do ngôn luận và bảo vệ sự an toàn của các nhà hoạt động tại các quốc gia đang bị cai trị bởi chế độ độc tài”.
Cuộc hội luận được “Việt Tân” cho biết với sự tham gia của bốn diễn giả, trong đó đã đưa ra những nhận định mang tính quy kết rằng facebook hay youtube đang “đồng lõa” với các chính quyền để kiểm soát thông tin.
Không khó để nhận ra âm mưu của cuộc hội luận là nhằm đến việc kích động dư luận, tạo sức ép đối với facebook, youtube thực hiện cái mà họ gọi là “tiêu chuẩn cộng đồng”, gỡ bỏ rào cản đăng tải thông tin đối với các “nhà hoạt động nhân quyền”, bản chất chính là tạo điều kiện “thông thoáng” hơn để các tổ chức, cá nhân phản động lợi dụng các mạng xã hội này để tiến hành các hoạt động tuyên truyền, tán phát các thông tin xấu, độc nhằm phá hoại, chống Nhà nước.
Tự do Internet chính là chủ đề khá quen thuộc thường xuyên được các tổ chức phản động lợi dụng để xuyên tạc, công kích Đảng và Nhà nước ta. Theo đó, nhiều tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí đã thường xuyên tạc đưa ra các luận điệu thiếu khách quan, định kiến rằng Việt Nam không có tự do Internet, dựa trên những thông tin sai sự thuật về Việt Nam; phớt lờ những nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người, quyền tự do Internet ở Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy, việc thực hiện quyền tự do Internet luôn được đặt trong khuôn khổ pháp luật như: Mỹ đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm xử lý, ngăn chặn việc lợi dụng Internet, mạng xã hội để khủng bố, kích động bạo lực, khiêu dâm trẻ em, hay là vi phạm sở hữu trí tuệ; EU đã ban hành luật về bảo vệ sự riêng tư toàn cầu nhằm hạn chế hoạt động của Internet, mạng xã hội vi phạm quyền riêng tư của công dân các nước thành viên; Trung Quốc đã chặn toàn bộ các mạng xã hội, trong đó có Facebook, Google nhằm ngăn chặn người dùng truy cập các trang web đồi trụy hoặc có nội dung nhằm mục đích chính trị; Hàn Quốc tuyên bố chặn các trang web có nội dung vi phạm luật an ninh, hoặc có nội dung khiêu dâm…
Có thể nói, mạng xã hội ở Việt Nam trở thành một kênh thông tin được người dân rất quan tâm, ưu chuộng, dành nhiều thời gian để sử dụng. Nhờ mạng xã hội mà mọi người dân nắm bắt thông tin nhanh chóng, mọi người dễ kết nối, giao lưu với nhau, là kênh để học hỏi tri thức, khai thác thông tin, bày tỏ tình cảm... Tuy nhiên, đây cũng là kênh để các tổ chức phản động tán phát những thông tin thiếu kiểm chứng, xấu độc, lôi kéo thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội.
Việc ban hành Luật An ninh mạng hay Bộ Quy tắc ứng xử trên không gian mạng ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Đây không chỉ là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng Internet, mạng xã hội để vi phạm pháp luật Việt Nam mà còn là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức trên không gian mạng.
Đối với các công ty công nghệ, Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hạ tầng số ở Việt Nam. Doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam được hỗ trợ đầu tư về công nghệ thông tin, truyền thông, trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng cần bảo đảm thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về thuế và các trách nhiệm xã hội với cộng đồng, trong đó có việc xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh.
Như vậy, cuộc hội luận online với sự đạo diễn của tổ chức phản động “Việt Tân” chỉ là những tiếng nói lạc điệu để tìm cách dọn đường cho hoạt động chống Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với xu hướng toàn cầu và những quy định hết sức cụ thể của pháp luật Việt Nam về các vấn đề liên quan đến không gian mạng được dư luận ủng hộ, chắc chắn không gian mạng sẽ ngày càng an toàn và lành mạnh hơn./.
Nhận xét
Đăng nhận xét