Ngày 11/05/2021, một số dân biểu trong Hạ viện Mỹ đã cùng soạn và đề xuất bản dự thảo Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam 2021, có số hiệu HR3001. Dự luật này được cho là nhằm “thúc đẩy lợi ích quốc gia của nước Mỹ bằng cách ưu tiên bảo vệ các quyền con người được quốc tế công nhận và đà tiến của pháp quyền trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ”. Vì dự luật này được soạn bởi ba đồng tác giả, là dân biểu Chris Smith thuộc đảng Cộng Hòa, cùng dân Biểu Zoe Lofgren và Alan Lowenthal thuộc đảng Dân Chủ, các nhà chống Cộng người Việt đã đồng loạt loan báo rằng đây là một tin vui. Họ cho rằng qua sự kiện này, có thể thấy cả hai đảng lớn ở Mỹ đều đang đồng thuận rằng nhân quyền phải là một trọng tâm trong quan hệ Việt-Mỹ.
Nhưng sự lạc quan này có khả năng là một ảo tưởng. Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề Đạo luật Nhân quyền Việt Nam được nêu ra trong Hạ viện Mỹ. Trước đây, dân biểu Chris Smith - người từng giữ chức chủ tịch tiểu ban nhân quyền của Hạ viện - đã chủ trì 11 buổi điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam, và 3 lần giới thiệu các dự thảo Đạo luật Nhân quyền Việt Nam. Nhưng dù các bản dự thảo trước đều nhận được sự ủng hộ áp đảo từ các thành viên lưỡng đảng và được Hạ viện Mỹ thông qua, chúng đều bị đình trệ tại Thượng viện.
Tương tự Hạ viện, Thượng viện Mỹ cũng chỉ gồm các đảng viên Cộng hòa và Dân chủ. Như vậy, không thể nói rằng cả hai đảng lớn của Mỹ đều đang ưu tiên vấn đề nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam. Trong thực tế, cả hai đảng đều đang tận dụng vấn đề nhân quyền để giành giật cử tri và giữ ghế ở Hạ viện, trong khi chính sách quản trị của họ ở cấp Thượng viện thì khác hoàn toàn. Đây là một lối làm chính trị đạo đức giả, bịp bợm, và giới chống Cộng người Việt là nạnnhân của sự bịp bợm đó.
Hết năm này đến năm khác, các nhà chống Cộng đã tổ chức vận động rùm beng để đưa dự luật Nhân quyền Việt Nam ra Hạ viện Mỹ. Lần nào họ cũng “thắng lớn”, nhưng chẳng lần nào dự luật được Thượng viện thông qua. Chuyện vận động cho dự luật Nhân quyền, bây giờ chẳng khác gì một vở diễn.
Nhận xét
Đăng nhận xét