Chuyên gia bác tin đồn rằng phụ nữ cho con bú không thể tiêm Sinopharm

 Hiện nay, chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên diện rộng đã bắt đầu phát huy hiệu quả tại Tp.HCM và Hà Nội. Hiệu quả này thể hiện rõ qua đà giảm số ca nhiễm và ca tử vong, cũng như qua việc Hà Nội bỏ giãn cách diện rộng. Nhưng cùng lúc đó, nhiều thông tin sai sự thật về vaccine ngừa COVID-19 vẫn đang lan truyền trong xã hội, khiến một bộ phận người dân – đặc biệt là ở các tỉnh nhỏ – cảm thấy nghi ngại trước giải pháp phòng dịch này. Điển hình là tin đồn rằng các bà mẹ được tiêm vaccine Sinopharm sẽ không thể cho con bú:



Trong status trên, tiến sĩ Lê Minh – Trưởng ngành Công nghệ Sinh học kiêm Trưởng nhóm nghiên cứu kháng sinh tại Đại học Nguyễn Tất Thành – đã lý giải nguồn gốc của tin đồn này. Nó xuất phát từ hiểu lầm rằng Sinopharm cũng giống một số vaccine dùng virus sống, như vaccine sốt vàng hoặc thủy đậu. Những vaccine này có thể khiến những bà mẹ đang cho con bú lây virus sang con. Nhưng trong thực tế, Sinopharm thuộc loại vaccine bất hoạt, không chứa virus sống, nên không thể gây ra hiện tượng vừa đề cập. Sinopharm cũng nằm trong số các vaccine được WHO khuyến cáo là nên tiêm cho phụ nữ đang cho con bú.

Trong phần comment, tiến sĩ Lê Minh cũng chỉ ra rằng một lượng lớn vaccine thường được tiêm cho phụ nữ có thai và trẻ em – như vaccine ngừa rubella hay vaccine ngừa uốn ván – vốn là vaccine bất hoạt giống Sinopharm:



Các tin đồn về tác dụng phụ của Sinopharm vốn xuất phát từ cuộc chiến giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc để giành giật thị phần bán vaccine và các mối quan hệ ngoại giao vaccine. Các nhóm chống Cộng người Việt, vốn tôn thờ Mỹ và chống Trung Quốc,đã góp phần đáng kể trong việc lan truyền chúng. Tiếc rằng họ đã vì xung đột chính trị giữa các cường quốc nước ngoài mà cản trở nỗ lực phòng dịch của người Việt Nam, vào thời điểm sinh mạng của nhiều người Việt Nam đang bị dịch bệnh đe dọa.

Nhận xét