Việt Tân đang tung tin giả về việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 ở Việt Nam

 Trong tuần cuối tháng 07/2021, nhiều nhóm chống Cộng đã đồng loạt tuyên truyền rằng nhà nước sẽ chỉ dùng ngân sách để tiêm vaccine cho 20% dân số Việt Nam, 80% còn lại sẽ phải tự tiêm bằng tiền túi. Khi đọc những bài viết đưa ra thông tin trên, ít nhà chống Cộng biết rằng nó có nhiều điểm sai sự thật.

Chẳng hạn, fanpage Việt Tân đăng một bài viết có đoạn:

“Việt Nam vừa đàm phán và được Covax xác nhận sẽ cung cấp 38,9 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, đủ tiêm cho 19,4 triệu người thuộc đối tượng ưu tiên (chiếm 20% dân số). Chụp cơ hội này, ông Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký gửi Chính phủ, Bộ Y tế đề xuất chủ trương rất mới liên quan đến việc tiêm ngừa COVID-19: Việt Nam sẽ không dùng ngân sách để mua thêm vaccine.”

Ngoài ra, Việt Tân cũng tuyên truyền rằng đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine chỉ bao gồm quan chức:



Sau khi kiểm tra, chúng tôi thấy những thông điệp tuyên truyền vừa nêu chứa ít nhất 2 điểm sai sự thật:

Thứ nhất, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đưa ra phát ngôn trên vào ngày 27/04, khi dịch bệnh ở Việt Nam vẫn còn đang nằm trong tầm kiểm soát. Vì vậy, Việt tân không nên đào bới lại tình hình, thông tin, bối cảnh không ăn khớp với hiện trạng, rồi "áp" nó vào bối cảnh hiện nay để phê phán ông Cường, mượn đó để công kích, bôi nhọ chế độ chính trị được

Thứ hai, danh mục đối tượng ưu tiên tiêm vaccine hiện nay không chỉ bao gồm cán bộ, quan chức như giới chống đối mô tả. Cụ thể, ngoài các đối tượng thuộc bộ máy Đảng và nhà nước, 16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 từ ngày 01/07/2021 còn bao gồm:

“(7) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;

(8) Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá… thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;

(9) Người mắc các bệnh mạn tính; Người trên 65 tuổi;

(10) Người sinh sống tại các vùng có dịch;

(11) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;

(12) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

(13) Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch…), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế… cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;

(14) Các chức sắc, chức việc các tôn giáo;

(15) Người lao động tự do;

(16) Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho Bộ Y tế;”

Như vậy, Việt Tân đang đưa ra những thông tin sai lệch, để khiến người dân có ấn tượng sai về hoạt động tiêm vaccine ở Việt Nam. Người dùng Internet cần kiểm chứng thông tin cẩn thận để tránh rơi vào cái bẫy của họ.

Nhận xét