THIẾT LẬP “VÙNG XANH” TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG - SỰ SÁNG TẠO TRONG PHÒNG, CHỐNG TIN GIẢ

 Không gian mạng là nơi chúng ta tìm kiếm, chia sẻ thông tin và những thông tin này liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội, trong đó, một trong những nội dung mà người dân quan tâm nhất lúc này là thông tin liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh của nhà nước ta. Nhiều thông tin đưa ra khiến người dân không khỏi băn khoăn về tính thật - giả của nó. Nguy hiểm hơn, nhiều người còn tin vào những thông tin bị xuyên tạc, bóp méo sự thật, thông qua những tiêu đề giật gân, câu khách về vấn đề dư luận đang quan tâm, nhất là vấn đề liên quan đến nội bộ Đảng, Nhà nước, thông tin về tham nhũng, tiêu cực và thông tin liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam của các đối tượng, từ đó, có những nhận thức sai lệch, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch. Do đó, việc thiết lập “vùng xanh” trên không gian mạng là hết sức cần thiết.

THIẾT LẬP “VÙNG XANH” TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG - SỰ SÁNG TẠO TRONG PHÒNG, CHỐNG TIN GIẢ

 “Vùng xanh” là cụm từ mà người ta thấy nhiều nhất trên các tuyến phố ở Hà Nội, nó thể hiện đây là vùng an toàn, không có dịch bệnh. Có lẽ lấy ý tưởng này mà chúng ta thiết lập “vùng xanh” trên không gian mạng.

Thiết lập “vùng xanh” trên không giang mạng thực chất là việc tăng cường các kênh thông tin chính thống, đa dạng phủ sóng trên mạng xã hội để cộng đồng mạng có thể nắm bắt được thông tin đúng đắn, qua đó, đề phòng, cảnh giác đối với các thông tin xấu độc được lan truyền trên mạng xã hội. Từ đó tạo thói quen có sự tham khảo khi sử dụng thông tin, nhất là thông tin được chia sẻ bởi mạng xã hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không xác thực.

Do đó, thiết lập “vùng xanh” trên không gian mạng cũng chính là tạo ra một trường mạng trong sạch cho người dân, đồng thời, giúp cộng đồng mạng nhận diện trang tin giả và tin giả thông qua chủ đề, cấu trúc, nội dung, tính logic và tính minh chứng của tin… Các tin giả thường có chủ đề giật tít, thậm chí là khẳng định nhưng không có luận cứ rõ ràng; ngoài ra, các tin này không được chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, không thống nhất, nhất là đưa ra những lập luận khập khiễng, không có minh chứng cụ thể, rõ ràng và thường có xu hướng theo kiểu “ném cát bụi tre”. Thời gian qua, cơ quan chức năng đã xử phạt không ít các chủ tài khoản mạng xã hội đã đăng bài, chia sẻ những thông tin sai lệch về tình hình dịch bệnh gây dư luận xấu, hoang mang trong quần chúng nhân dân…

THIẾT LẬP “VÙNG XANH” TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG - SỰ SÁNG TẠO TRONG PHÒNG, CHỐNG TIN GIẢ

Một tin giả được lan truyền trên Internet

Lẽ dĩ nhiên, việc thiết lập “vùng xanh” trên không gian mạng không phải là bắt cộng đồng mạng chỉ được tiếp nhận các thông tin ở đây, bởi chúng ta có quyền thu nhận thông tin từ mọi nguồn. Điều quan trọng là phải biết chắt lọc thông tin, nâng cao cảnh giác trước những thông tin thất thiệt, mang tính kích động, gây hoang mang dư luận, có biện pháp tự bảo vệ mình trước những thông tin xấu độc.

Cùng với “vùng xanh” tại các khu dân cư, “vùng xanh” tại các doanh nghiệp thì “vùng xanh” trên không gian mạng cũng chính là niềm hy vọng của người dân tới một ngày chúng ta chiến thắng đại dịch. “Vùng xanh” trên không gian mạng giúp chúng ta tiếp nhận những thông tin “sạch”, qua đó, giảm thiểu tình trạng hoang mang trước những thông tin xấu độc trong cộng đồng.

Nhận xét