Khó có thể tưởng tượng nổi, những xú ngôn đi ngược lại những nỗ lực của dân tộc trong phòng chống dịch Covid-19, lại có thể được phun ra từ mồm miệng của một người đã từng là Tổng Biên tập một tờ báo lớn ở Việt Nam.
Chứng kiến Chính phủ kêu gọi toàn dân chung tay quyên góp ủng hộ Quỹ Vaccine phòng dịch Covid-19, chị Beo viết:
"Thay vì cho ngược dân thì quyên tiền của cả những người như thế này. Truyền thông thời mông muội nào vậy.
"Thay vì cho ngược dân thì quyên tiền của cả những người như thế này. Truyền thông thời mông muội nào vậy.
Doumas,
Đúng là bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng.
Mình sẽ không cho quỹ này 1 xu. Và minh cũng kêu gọi mọi người, nếu dư giả, hãy cùng nhau góp cứu trợ người vô gia cư.
Mang đến một cơ sở tôn giáo nào cũng được, nhờ họ trung chuyển cho.
Quỹ vaccine hả, doumas". [Hết trích]
Quỹ vaccine hả, doumas". [Hết trích]
Tin được không, đó là phát biểu của chị Hồ Thu Hồng, từng là Tổng biên tập một tờ báo khá lớn.
Nói về Quỹ vaccin phòng dịch Covid-19 phải văn tắt thế này. Quy huy động người dân và các cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội... đóng góp tiền, cùng với Chính phủ mua vaccine phòng Covid-19 tiêm cho người dân.
Như vậy, mục đích lập ra quỹ này là để quay lại phục vụ cho chính người dân.
Lời kêu gọi của người đứng đầu Chính phủ đã cho thấy một cách sinh động rằng, đó là việc làm thiện nguyện, dự trên sự tự nguyện của người dân mà không có bất cứ một sự ràng buộc nào. Nói dân dã là tùy tâm. Ai có nhiều đóng nhiều, ai có ít đóng ít, ai không có không sao và mọi đồng tiền đóng góp vào Quỹ, dù ít hay nhiều đều trân quý.
Việc người dân tham gia đóng góp thể hiện tâm nguyện của họ và cũng thể hiện truyền thống văn hóa "lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều" của người Việt.
Lời của chị Beo Hồng về vụ này đã cho thấy bản chất con người của chị. Nó khác xa những gì tôi từng nghĩ về chị. Dù không nói thẳng ra, nhưng tôi đọc được sự miệt thị của chị Beo dành cho Chính phủ và cả những người đóng góp cho quỹ.
Tôi không có ý định tranh luận với chị Beo, nhưng những con số ấn tượng về sự ủng hộ của người dân được cập nhật hàng ngày trên bản tin của VTV vào mỗi tối là minh chứng cho thấy chị đã quá sai.
Thêm nữa, ngay cả các tổ chức quốc tế cũng đánh giá cao Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 của Chính phủ Việt Nam.
Ông Kamal Malhotra - Điều phối viên thường trú của Liên Hợp quốc tại Việt Nam, nhận định: “Đây là một sáng kiến hay. Đó cũng là điều Liên Hợp quốc đã ủng hộ trong nhiều tháng nay. Dưới góc độ của Liên Hợp quốc, chúng tôi cho rằng, chỉ nên có một quỹ tầm quốc gia, đặt dưới sự giám sát tổng thể và dưới sự chỉ đạo của chính phủ thay vì có nhiều quỹ cạnh tranh nhau. Covid-19 được coi là chưa có trong tiền lệ trong 1 thế kỷ qua, nó được coi là tình huống khẩn cấp quốc gia cho bất cứ một thể chế nào và chỉ chính phủ mới đủ tầm và đủ năng lực để điều phối quỹ này”.
Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam Kidong Park nói, việc huy động nguồn lực để nâng cao khả năng tiếp cận vắc-xin Covid-19 của Chính phủ Việt Nam là rất kịp thời và phù hợp với sáng kiến vắc-xin toàn cầu. Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực để huy động nguồn lực từ ngân sách, nhưng rõ ràng cần nhiều nguồn lực hơn nữa. Việc Chính phủ quản lý, sử dụng công bằng, hiệu quả nguồn lực từ người dân và khối doanh nghiệp tư nhân sẽ mang lại giá trị mới cho chiến lược ứng phó với Covid-19. Chính sự đoàn kết này sẽ giúp Việt Nam chấm dứt đại dịch. Hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục là một ví dụ cho cách tiếp cận toàn dân trong việc kết thúc đại dịch.
Bà Caitlin Wiesen - Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam cho biết: "Kết quả cho thấy sự ủng hộ và lan tỏa của người dân Việt Nam về các quyết sách của Chính phủ cao ở mức đặc biệt so với các nước trên thế giới. Vì thế, chúng tôi tin tưởng lần này, người dân và đặc biệt là doanh nghiệp, những người có tiềm lực tài chính mạnh sẽ đồng lòng ủng hộ lời kêu gọi của Chính phủ để đóng góp vào Quỹ Vắc-xin phòng, chống Covid-19 này"..
Đại sứ Giorgio Alberti - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, việc lập quỹ này nằm trong chiến lược tổng thể ứng phó với Covid-19 của Việt Nam. Đại sứ bày tỏ tin tưởng rằng, trong chiến lược này, Chính phủ Việt Nam đóng vai trò then chốt trong việc huy động và kết nối các nguồn lực. Điều này cho thấy Chính phủ Việt Nam đã nắm bắt đầy đủ nhu cầu cần phải có những bước đi nhanh hơn.
Bà Carolyn Turk - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam: “Việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhanh và hiệu quả là hoàn toàn cần thiết và quan trọng để đảm bảo an toàn cho người dân và thúc đẩy phục hồi kinh tế. Chúng tôi tin rằng, Chính phủ Việt Nam có những bước đi đúng đắn trong việc đẩy nhanh tiếp cận vắc-xin cho người dân”.
Còn nhiều lắm những ngợi ca của các cá nhân và tổ chức Quốc tế dành cho sáng kiến Quỹ Vaccine của Việt Nam. Phát biểu của họ nói lên điều gì chắc chị Beo đã rõ
Nhận xét
Đăng nhận xét