Việc xây dựng luật Biểu tình, Lập hội là rất cần thiết, đảm bảo tính chất dân chủ của chế độ, nhưng cũng không thể lơ là trước những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề đó để chống Việt Nam.
Mới đây, trả lời phỏng vấn của đài BBC News Tiếng Việt trong dịp bầu cử vừa qua, Nguyễn Quang A và Nguyễn Văn Đài đã có phát biểu đáng chú ý về quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, trong đó hai đối tượng này liên tục rêu rao “Quốc hội nợ dân luật Biểu tình và luật Lập hội”.
Theo đó, cả hai đối tượng này đều chung một quan điểm rằng: “Quyền được tự do lập hội và quyền được biểu tình được ghi rõ trong Hiến pháp của Việt Nam. Nhưng sau nhiều năm, Quốc hội Việt Nam vẫn chưa ban hành luật về những quyền này.”
Đây không phải là lần đầu tiên Nguyễn Văn Đài rêu rao chuyện đòi “quyền lập hội và quyền được biểu tình”, bởi trước đây y đã từng trả lời đài VOA Tiếng Việt về vấn đề này. Y rêu rao luận điệu, nếu chỉ ban hành luật, tình không là chưa đủ, mà còn rất nhiều luật khác liên quan đến các quyền con người về chính trị như quyền hội họp, quyền thông tin, quyền lập hội, lập đảng.
“Cùng với việc ban hành các luật nói trên thì phải tiến hành dân chủ hóa đất nước nhằm tạo cho tất cả mọi người dân đều thực sự bình đẳng ngang nhau về các quyền chính trị. Đó là sửa đổi Hiến pháp một cách toàn diện, và bản Hiến pháp sửa đổi phải được thông qua trưng cầu dân ý. Sau đó sửa đổi luật bầu cử và tiến hành bầu cử tự do có sự giám sát của cộng đồng quốc tế. Quan điểm của tôi là luật hóa các quyền con người phải gắn liền với một chế độ xã hội dân chủ thì nó mới hoàn thiện và đảm bảo các quyền con người sẽ được tôn trọng và thực thi trong thực tế”, – dẫn lời đối tượng Nguyễn Văn Đài khi nói với VOA Tiếng Việt.
Ngoài luận điệu của hai đối tượng này ra, còn một bộ phận những nhà “dân chủ tào lao” khác, những “anh hùng bàn phím” cũng đu theo khi nói rằng luật lập hội và biểu tình thì không bao giờ có, vì sẽ “động chạm quyền lực, đến Đảng… Phải chăng, nhà nhà lập pháp đang làm điều gì trái với đạo đức, lương tâm nên sợ một ngày nhân dân biết được và đi biểu tình?”
Cũng theo các đối tượng mang danh “dân chủ” kia thì “Quốc hội không có quyền hành gì mà chê trách. Từ trước tới giờ nhiệm vụ Quốc hội là gật, Đảng nói sao cũng gật vì thế Đảng mới cử ra tranh Đại biểu Quốc hội. Vì miếng cơm manh áo thông cảm cho các vị đại biểu đó.”
Có thể thấy, những luận điệu rêu rao xuyên tạc của Nguyễn Văn Đài và Nguyễn Quang A… chỉ là một trong những chiêu trò chống phá đất nước mà các đối tượng, thế lực thù địch áp dụng từ trước tới nay vẫn không chịu từ bỏ mà thôi.
Có điều, chúng quên rằng, kể từ khi ra đời tới nay, Quốc hội ta đã hoàn thành tốt vai trò, sứ mệnh của mình đối với đất nước, với dân tộc. Trong những năm gần đây, hoạt động của Quốc hội ngày càng đổi mới, ngày càng thể hiện rõ tính dân chủ và hiệu quả ngày càng được nâng cao.
Tất cả các vấn đề lớn thuộc mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh, đối ngoại,… của đất nước đều được Quốc hội thảo luận và quyết nghị. Với tính chất Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN, vì vậy, tất cả chủ trương, đường lối của Đảng muốn đi vào đời sống, để toàn dân nghiêm túc thực hiện thì đều phải được thể chế hóa bằng hệ thống pháp luật.
Ra luật là tất cần thiết nhưng cẩn trọng là đúng
Quyền lập hội, biểu tình là một hình thức để nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình, nhưng mọi việc phải được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an ninh chính trị của đất nước.
Vấn đề ở chỗ, việc xây dựng luật Biểu tình, Lập hội là rất cần thiết, đảm bảo tính chất dân chủ của chế độ nhưng cũng không thể lơ là trước những âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề đó để chống Việt Nam.
Tức là, việc xây dựng luật Biểu tình, lập Hội là hết sức cần thiết cần thiết, đảm bảo nhu cầu chính đáng của nhân dân nhưng cần phải nghiên cứu hết sức chặt chẽ sao cho quyền lợi chính đáng của nhân dân được đảm bảo, để nhân dân có thể bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình trong công cuộc xây dựng và phát trển đất nước.
Tuy nhiên, cũng cần phải tránh những sơ hở, thiếu sót, không chặt chẽ tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Vì ranh giới giữa biểu tình trong trật tự với mất an ninh trật tự, thậm chí xung đột có thể diễn ra bất cứ lúc nào và thực tế cho thấy, trong thời gian vừa qua, lợi dụng các sơ hở thiếu sót trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, lợi dụng các vấn đề chính trị nhạy cảm của đất nước, một số kẻ đã hô hào, xuyên tạc tình hình kích động một nhóm người biểu tình gây mất an ninh trật tự.
Nói như vậy bởi vì, hẳn chúng ta còn nhớ thời gian trước đây từng xảy ra các vụ biểu tình quá khích ở Bình Dương lan ra các tỉnh khác đã có biểu hiện đập phá tài sản, huy động công nhân đình công nghỉ việc, cản trở hoạt động doanh nghiệp, xô xát… Đây là một câu chuyện khác vì do một số phần tử kích động, xúi giục, không nhằm mục tiêu biểu thị lòng yêu nước.
Thực tế này cho thấy, mỗi người chúng ta cần hiểu một quy tắc tối thiểu của luật pháp là: Khi xuất phát từ một động cơ tốt hay để biểu thị một tình cảm tốt đẹp…nhưng nếu hành động trái pháp luật đều phải bị xử lý thích đáng. Trong trường hợp này, tư tưởng, hành động của Nguyễn Quang A, Nguyễn Văn Đài… có đáng bị xử lý khi kích động quần chúng nhân dân?
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh về quyền biểu tình mà theo giải thích, quyền hội họp của người dân là quyền rất cơ bản. Hiến pháp năm 1946 được cụ thể hóa bằng quyền tự do hội họp và hội họp cũng có nội hàm là biểu tình. Hiến pháp năm 1959 do Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo thực hiện cũng có hẳn một chữ “quyền được biểu tình”.
Cho nên phải nhìn luật Biểu tình cả hai mặt chứ không thể nói một chiều. Nếu có quy định biểu tình phải đúng nơi, đúng chỗ, đúng giờ, đúng mục đích thì sắp xếp trật tự xã hội mới thuận lợi. Hiện nay chúng ta chưa có luật nên mới tùy tiện, làm ảnh hưởng chung.
Cũng vì thế mà với bộ luật có tính chất nhạy cảm này, sự có mặt của Bộ Công an là cần thiết nhưng nên có sự phối hợp của các tổ chức xã hội, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân. Ngoài ra, có rất nhiều tổ chức xã hội có thể tham gia như Hội Luật gia Việt Nam. Bộ Công an đứng ra chủ trì xây dựng, tôi cho là được vì cuối cùng còn phụ thuộc vào quyết định của chính các Đại biểu Quốc hội.
Có thể nói, việc cho ra những luật Biểu tình, lập Hội là vô cùng cần thiết, nhưng vẫn cần thận trong, không thể một sớm một chiều mà xử lý được. Thiết nghĩ, trong lúc chờ đợi, các đối tượng mang danh dân chủ kia hãy tuân thủ tốt quy định, pháp luật của Việt Nam, thay vì ngồi tít tận trời Tây mà sủa về như vậy. Bởi, hiện tại Nhà nước, pháp luật vIệt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người và công dân thực hiện tốt các quyền của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét