“Đi buôn có bạn, đi bán có phường” là bài học được cha ông ta đúc kết từ lâu. Hiểu được điều này, các “nhà dân chủ” cũng vận dụng triệt để, tích cực tụ hội, tập trung lại với nhau để tiến hành các hoạt động chống phá. Ấy vậy nhưng đằng sau vỏ bọc “yêu thương” lại là những màn kịch đầy vụng về và mưu mô núp bóng “đấu tranh vì nhân quyền”.
Vừa qua, sau khi đối tượng Nguyễn Thúy Hạnh đã bị cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ điều tra, các tổ chức, cá nhân chống phá đã ngay lập tức khóc thương, đăng đàn tẩy trắng cho Nguyễn Thúy Hạnh. Đặc biệt, cặp “vợ chồng già” Mạc Văn Trang – Nguyễn Kim Chi tiếp tục lộng ngôn, hàm hồ, xuyên tạc bản chất vụ án, đánh tráo sai phạm của Nguyễn Thúy Hạnh bằng nhiều luận điệu không chính xác, mị hoặc, lừa dối mọi người. Thông qua những lời kể của mình, Nguyễn Kim Chi đã xây dựng một hình tượng Nguyễn Thúy Hạnh là một con người hiền lành, nhân từ, đầy lòng bác ái. Hay qua ngòi bút của Mạc Văn Trang, Nguyễn Thúy Hạnh lại được khắc họa là một “cô bé yếu đuối, đa cảm”, “Từ khi tham gia vào các phong trào xã hội dân sự, Thuý Hạnh thấy niềm vui khi hoà nhập vào xã hội, thấy mình trở nên mạnh mẽ”, “Hạnh còn lo cứu giúp những người dân oan khó khăn, người hoạt động xã hội bị đánh đập, tù đày”
Thực tế, Nguyễn Thúy Hạnh đã trục lợi rất nhiều từ cái gọi là quỹ 50k dưới danh nghĩa giúp đỡ gia đình các “tù nhân lương tâm” và từ vụ “khóc mướn” cho Lê Đình Kình. Trước đó, Nguyễn Thúy Hạnh tham gia “nghề dân chủ” vào khoảng những năm 2011, là thành viên của nhiều hội nhóm núp bóng “dân chủ” như NoU, Vì một Hà Nội xanh… Và nếu ai tìm hiểu sâu hơn về nhân thân của Nguyễn Thúy Hạnh, có thể thấy dù có một gia đình êm ấm với hai người con đều học tại nước ngoài nhưng sau đó vì muốn gây tiếng vang cho mình ở lứa tuổi trung niên, Nguyễn Thúy Hạnh đã ly hôn chồng, chạy theo những “làn gió mới” và có một mối tình đầy “mộng mơ” với đối tượng Huỳnh Ngọc Chênh.
Để nổi tiếng hơn trong “làng dân chủ” đầy sự cạnh tranh khốc liệt, năm 2016, Nguyễn Thúy Hạnh đã nối gót theo các “con buôn chính trị” lão làng như Nguyễn Quang A để tự ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Cùng với việc tham gia tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự, Nguyễn Thúy Hạnh còn thường xuyên chụp ảnh với các biểu ngữ có nội dung kích động, thách thức chính quyền và đăng lên mạng xã hội để thu hút sự chú ý của dư luận, kích động sự hoài nghi, chống phá, công khai cổ vũ, ca ngợi các đối tượng phản động, chống đối, cơ hội chính trị, vi phạm pháp luật bị xử lý.
Với những thông tin như trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy Nguyễn Thúy Hạnh chẳng hề nhân nghĩa, đạo đức, tình cảm như những gì vợ chồng “dân chủ già” Nguyễn Kim Chi – Mạc Văn Trang đưa ra. Thực tế, những luận điệu “thương vay khóc mướn” như trên phục vụ hai ý đồ:
Thứ nhất, thông qua việc “khóc mướn” cho Hạnh Liberty (biệt danh của Hạnh), các đối tượng tẩy trắng cho những sai phạm của đối tượng này, từ đó xuyên tạc bản chất vụ án, vu khống cơ quan điều tra bắt giữ, xử lý đối với Hạnh không đúng quy định của pháp luật, tạo cớ để công kích, chống phá, đổ lỗi cho chế độ, nhằm kích động sự hoài nghi của quần chúng nhân dân.
Thứ hai, trên cơ sở “khóc mướn” cho Nguyễn Thúy Hạnh, Mạc Văn Trang và Nguyễn Kim Chi tạo bàn đạp cho chính bản thân mình trong giới “dân chủ”, đánh bóng tên tuổi của bản thân, thu hút sự chú ý của dư luận. Vì thực tế, nghề dân chủ đầy khắc nghiệt và cạnh tranh, nếu các “con buôn dân chủ” không thường xuyên có hoạt động, không đăng đàn công kích đất nước thì rất dễ bị lãng quên và loại bỏ. Do đó, không chỉ riêng vợ chồng Mạc Văn Trang mà rất nhiều con buôn dân chủ khác đều tích cực xâu xé, xuyên tạc bản chất các vụ án, vụ việc nhằm thể hiện bản thân trong “nghề dân chủ”. Có thể nói, việc Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt cũng là một miếng bánh béo bở để các “con buôn chính trị” có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
Việc ủng hộ cho một kẻ núp bóng dân chủ, nhân quyền để chống phá đất nước là điều không thể chấp nhận, cần phải kiên quyết đấu tranh, loại bỏ, không để các mầm mống “dân chủ” lây lan trong xã hội.
Nhận xét
Đăng nhận xét