Hôm qua, ngày quốc tế phụ nữ cùng đồng thời phiên toà phúc thẩm Đồng Tâm diễn ra. Và sau khi kết thúc phiên tòa, luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho các bị cáo đã dẫn lại một số lời của bà Bùi Thị Nối, “hãy biết nhìn thẳng vào sự thật và trung thực để giúp đỡ tôi và những người dân” để lu loa cho rằng đây là điểm nhấn của phiên tòa, đại diện cho tiếng nói của các bị cáo. Các trang mạng và tổ chức chống phá, thù địch đã tích cực lan truyền mạnh mẽ câu nói đó.
Chưa bàn về bị cáo Bùi Thị Nối chỉ nói về hành động “tát nước theo mưa” của các tổ chức thù địch thì nên dành một lời khen ngợi. Bởi còn gì đồng cảm hơn là nhân ngày phụ nữ mà xây dựng nên hình ảnh một người đang bị xét xử với những câu nói đấu tranh đầy mạnh mẽ. Từ đó, sẽ là một cái cớ quá hoàn hảo để công kích, chống phá chính quyền, nhà nước. Thế nhưng, sự thật sau cái hình tượng cố tình được tô vẽ nên cho bị cáo Bùi Thị Nối là gì?
Là bị cáo duy nhất trong các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm vụ Đồng Tâm (ngoài 2 án tử hình và một án chung thân) bị tuyên mức án theo đúng đề nghị của Viện kiểm sát, trong khi đa số các bị cáo được toà tuyên án nhẹ hơn. Bởi cũng chỉ duy nhất, bị cáo Bùi Thị Nối có hành vi gây rối, làm náo loạn phiên tòa sơ thẩm ngày 08/09/2020. Khi Tòa đưa ra các câu hỏi, bị cáo Bùi Thị Nối đã có hành vi nhảy lên ghế, xô đẩy 02 nữ Cảnh sát hỗ trợ tư pháp để xông lên cướp mic… khi Chủ tọa phiên tòa gọi tên lên bục khai báo. Sau khi cướp được mic bị cáo đã có lời lẽ cay độc như: “Mua xăng để thiêu chết bọn chúng (ám chỉ Cảnh sát)”,“Công an lừa bắt bố Nối (ám chỉ Kình), đánh gãy chân bố Nối, Nối phải giết gấp mười lần trả thù cho bố Nối”, “Phải dùng bom xăng để bảo vệ nhân loại”…Thậm chí, ngay khi chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo chấp hành theo quy định của pháp luật để tiếp tục phiên tòa nhưng bị cáo liên tục có hành vi chống đối cho nên đã bị Chủ tọa yêu cầu lực lượng Cảnh sát áp giải ra khỏi phiên tòa.
Là bị cáo duy nhất khiến cả chủ tọa phiên tòa, VKS và chính luật sư bào chữa cho bị cáo phải lắc đầu ngao ngán tại phiên phúc thẩm ngày 08/03 vừa qua. Được biết, trước khi đến phiên tòa, bị cáo Bùi Thị Nối Trước đã làm náo loạn một hồi vì không chịu đeo khẩu trang bất chấp dịch bệnh và quy định của Tòa án. Ngay trong phiên tòa, bị cáo Bùi Thị Nối liên tục bị Tòa nhắc nhở vì thái độ của mình. Thậm chí, trong phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Bùi Thị Nối đã thừa nhận hành vi: góp 800.000 cho tổ Đồng Thuận mua lựu đạn, tham gia làm bom xăng, bùi nhùi; nhặt gạch đá để chuẩn bị chống đối cơ quan chức năng; trong đêm 8/1/2020, đã có mặt nhà ông Lê Đình Kình, ném bom xăng vào cơ quan chức năng, Nhưng đến hôm nay, Nối phản cung, không thừa nhận những hành vi trên, thậm chí, đến việc nhận Lê Đình Kình là bố nuôi cô ta cũng chối phắt.
Là bị cáo duy nhất được luật sư bào chữa đề nghị Tòa giám định tâm thần bởi khi Chủ tọa hỏi vấn đề liên quan đến hành vi vi phạm, bị cáo Bùi Thị Nối lại không trả lời trực tiếp, quay ra kể lể về vụ việc 17/4/2017, nói năng linh tinh đến mức luật sư Ngô Anh Tuấn – luật sư bào chữa cho Lê Đình Công, Lê Đình Chức phải đề nghị Tòa giám định tâm thần.
Là bị cáo duy nhất bị cộng đồng được dư luận khẳng định là hiện thân cho những gì còn sót lại của tổ chức khủng bố Đồng Thuận – tập hợp những kẻ côn đồ, ngông cuồng, coi thường pháp luật, sẵn sàng dùng bom xăng thiêu chết chính đồng bào của mình.
Thiết nghĩ từng đó đã đủ vẽ nên sự thật chân dung một con người đã được cố tình được thần tượng hóa, được tô vẽ mĩ miều. Và xin trích lại lời phát biểu sau cùng của đại diện người bị hại, ông Phạm Công Lâm (bố đẻ liệt sỹ Phạm Công Huy) ngay trước thời điểm kết thúc buổi xét xử ngày 8/3: “Thưa quí tòa, có những hình ảnh cực kỳ đau đớn, xót thương, mà bản cáo trạng không thể đề cập hết. Chúng tôi, nhân thân gia đình của các liệt sỹ đã anh dũng hi sinh mãi không thể quên thời điểm chúng tôi đón nhận các cháu về với gia đình. Các cháu đều bị than hóa đến mức các vị tưởng tượng như những miếng nem các vị rán cháy, để thấy được nỗi đau các cháu phải chịu đựng trước khi mất. Ai sẽ là người trả lại con cho chúng tôi, ai là những người phải chịu trách nhiệm về sự mất mát của gia đình tôi”, để mỗi chúng ta có thể hình dung rõ nét bản chất của sự việc và những hệ lụy vô cùng đau đớn của nó.
Nhận xét
Đăng nhận xét