Linh mục Nguyễn Hồng Lĩnh cấm cản giáo dân làm căn cước công dân là vi phạm nhân quyền

 Dân gian có câu "Yêu nên tốt, ghét nên xấu", một khi người ta đã phủi sạch bao dung, tự mình đối lập với chế độ thì chuyện thơm tho đến mấy họ cũng tìm cách phá cho bằng được. Vì thế bên cạnh những linh mục sống tốt đời đẹp đạo, sống gương mẫu, sống phúc âm trong lòng dân tộc thì chúng ta cũng sẽ không lạ khi vẫn còn một số linh mục tìm cách phá hoại chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD) có gắn chíp cho các giáo dân.


Câu hỏi vì sao họ chống phá có lẽ đã là câu hỏi quá nhàm chán. Nói thẳng, họ chống phá không phải vì họ không biết những tiện ích của CCCD mới mang lại, cũng không phải vì họ hiểu sai, mà họ chống vì họ đang trong hàng ngũ của những kẻ phản bội dân tộc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

Mới ngày hôm kia 25/3, linh mục Nguyễn Hồng Lĩnh (ảnh bên) quản nhiệm giáo xứ Đông Sơn, Thị xã Kỳ Anh đã sử dụng ngay không gian nhà thờ để kêu gọi giáo dân không làm CCCD với lí do "sẽ lộ thông tin cá nhân và bị theo dõi".

Cùng với việc dùng thần quyền giáo lý để cấm cản giáo dân (cũng là công dân Việt Nam) làm CCCD thì linh mục này cũng chia sẽ những bài viết xuyên tạc, bịa đặt về loại CCCD này từ những thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân, đó là linh mục Nguyễn Văn Hùng, là bí thư chi bộ Việt Tân tại Đài Loan. Nguyễn Văn Hùng cũng là người đã từng đẩy Trần Thị Nga (Nga Phủ Lý) vào một vụ tai nạn giao thông ở Đài Bắc, sau đó chính Hùng lại giang tay "cứu giúp" để rồi sau đó sử dụng cô ả này, đưa về Việt Nam hoạt động. Việc yêu cầu giáo dân không làm CCCD là vi phạm nhân quyền, làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của công dân, đó cũng là việc làm phản chúa hại dân.

Năm ngoái, linh mục Nguyễn Duy Tân viết một status: “Việc gắn chíp thẻ căn cước công dân khác nào gắn chíp điện tử cho chính người mang thẻ! Muốn biết người này đi những đâu? Vào lúc nào? Cùng với những ai? Chỉ cần ngồi tra định vị là biết ngay chi tiết”. Thời điểm đó, khó có thể tưởng tượng một linh mục lại có một phát ngôn ngu xuẩn đến thế.

Thực ra, status của Nguyễn Duy Tân về hình thức là phản đối cái thẻ CCCD gắn chíp, nhưng bản chất là chống chính quyền thông qua chống chính sách. Với các đối tượng này, bất cứ chính sách nào của nhà nước cũng đều phải xuyên tạc, bỉ bôi và chống. Bởi thế cũng không lạ khi Bộ công an đề xuất phương án cấp thẻ CCCD gắn chíp thì họ phát điên, phát rồ lên như chó dại mùa hè.

Nói về thẻ CCCD gắn chip thì ở Mỹ, châu Âu hay các nước quanh ta như Singapore, Malaysia… đều đã sử dụng. Nhưng họ cứ cấp, cứ đổi mà không cần thông báo cho công dân của mình biết là CCCD ấy có được gắn chíp hay không. Căn cước công dân sử dụng mã vạch hay nâng cấp bằng việc gắn chíp là việc của cơ quan quản lý, không phải việc của người dân. Trái lại, ở Việt Nam, do quá dân chủ và minh bạch, nên câu chuyện cấp mới, cấp lại hay đổi CCCD mới bị đem ra làm mồi cho những kẻ chống phá nhà nước như thế này.

Về bản chất, thẻ CCCD gắn chíp cũng là một cái CMND mà ta quen gọi là Chứng minh thư mà thôi. Đó là một loại giấy tờ tùy thân của công dân, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp và có giá trị sử dụng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 

Về ưu điểm, có thể nói vắn tắt là thẻ CCCD có chíp mang lại lợi ích nhiều hơn cho người dân và cả cơ quan quản lý. So với thẻ CCCD mã vạch thì thẻ CCCD gắn chíp lưu trữ được nhiều thông tin hơn, tích hợp thêm được nhiều thông tin liên quan khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe… Do tích hợp đầy đủ các thông tin nên người dân đi giao dịch và làm các thủ tục sẽ không phải mang nhiều loại giấy tờ, tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi và giảm chi phí cho việc công chứng giấy tờ truyền thống, tạo thuận lợi cho công dân khi thực hiện các giao dịch vụ trực tuyến của Chính phủ điện tử.

Một ưu điểm cực lớn nữa là tính bảo mật của chíp rất cao nên thông tin định danh của công dân được lưu trên thẻ này là không thể thay đổi, không thể giả mạo và việc đối sánh sinh trắc học có thể được thực hiện ngay trên chíp, hạn chế tối đa giả mạo danh tính vì nó được thiết kế chống làm giả, chống cài đặt trái phép. Ngoài ra, việc xác thực danh tính có thể thực hiện offline mà không cần đường truyền Internet.

Với những ưu điểm vừa nói ở trên, áp dụng trên thực tế thì người dân là được hưởng lợi nhiều nhất. Vừa nhanh, vừa gọn, vừa tiết kiệm thời gian công sức tiền bạc. Hay hơn nữa là người dân không bị hành khi chạy thủ tục hành chính. Nhờ có nó mà nạn hạnh họe, làm khó người dân để kiếm chác ở một số cán bộ sẽ biến mất.

Riêng đối với tội phạm, việc cấp thẻ làm cho chúng sợ hãi vì thẻ không thể làm giả, không thể ăn cắp thông tin cá nhân để thực hiện hành vi phạm pháp. Một khi đã bị kiểm tra CCCD, chỉ một cái máy quét trong vài giây thì lập tức danh tính thực của đối tượng đã lộ diện với đầy đủ thông tin về lai lịch, lịch sử nhân thân, tiền án, tiền sự, những vụ việc còn đang nghi vấn… Chính vì điều này, đám tội phạm, những kẻ bất lương đã ra sức phản đối như lợn bị chọc tiết.

Ngoài việc sợ bị lộ bản chất, chúng còn sợ bị định vị, sợ lộ ra những nơi chốn chúng hay đi đến, sợ lộ những mối quan hệ mờ ám ngoài xã hội… Thật nực cười cho hiểu biết của chúng vì con chíp này được thiết kế để không thể định vị được. 

Trở lại vấn đề, không phải linh mục Nguyễn Hồng Lĩnh không biết những điều đã phân tích ở trên, nhưng anh ta vẫn cố tình cấm cản giáo dân làm CCCD thông qua việc rao giảng lời chúa. Mục đích là gì hẳn các bạn đã rõ.

Nhận xét