Hậm hực trước sự thành công của Đại hội 13, mới đây BBC liên tiếp tổ chức cái gọi là "hội luận" bàn về tình hình chính trị ở Việt Nam, mà thực chất là mượn lời số cơ hội chính trị, bất mãn, biến chất... núp danh các chuyên gia, nhà nghiên cứu... để xuyên tạc tình hình Việt Nam, qua đó kích động người dân chống đối chính quyền, hoặc cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Mới đây nhất BBC tổ chức hội luận chủ đề "Chính phủ mới cần yên lòng dân về đặc khu kinh tế" với sự tham gia của Võ Văn Tạo, Phạm Chi Lan, Lê Văn Sinh, Trần Kim Phúc, Nguyễn Nguyên Bình.... Họ mượn danh nghĩa "lo lắng cho an ninh quốc gia của Việt Nam" để cố tình dẫn dắt người đọc hiểu sai về Dự luật đặc khu, qua đó phá hoại chính sách phát triển kinh tế xã hội và xuyên tạc, bôi nhọ hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam từ quá khứ cho tới hiện tại.
Dù cách diễn giải của mỗi người là khác nhau, nhưng đều có chung một lối đi với mục đích bộ nhọ chế độ chính trị của đất nước. Phát biểu tại hội luận, họ không quên khoác lên mình chiếc vỏ bọc lo cho đất nước, lo cho dân. "Ban lãnh đạo mới hậu Đại hội 13 của đảng Cộng sản và chính quyền tại Việt Nam cần lưu ý làm yên lòng người dân về vấn đề các đặc khu kinh tế, tránh để xảy ra các quy hoạch, quản lý, vận hành bất lợi cho an ninh chủ quyền và kinh tế của đất nước", một số "nhà quan sát" tại Việt Nam nói với BBC.
Với giọng lưỡi bẩn tưởi, Võ Văn Tạo nói: "...dân chúng Việt Nam đặc biệt lo lắng, nghi ngại việc nhà nước Việt Nam triển khai Luật Đặc khu áp dụng cho 3 đặc khu: Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư Trung Quốc thâm nhập, lũng đoạn kinh tế việt Nam... ít lâu sau, khi làn sóng phản đối dịu xuống, quan sát từ nhiều giới trong nước nhận thấy Chính phủ Việt Nam lại "bật đèn xanh", cho thành lập từng đặc khu nói trên bằng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, như một cách biến tấu "rượu cũ, bình mới".
Trong khi đó, Phạm Chi Lan lại phát biểu: "Tốt nhất là bỏ Luật Đặc khu" vì nó nguy hiểm như tô giới của Anh trên lãnh thổ Trung Quốc.
Tiếp lời Phạm Chi Lan, Nguyễn Nguyên Bình được cho là "cựu Trung tá Quân đội Nhân dân Việt Nam" nêu quan điểm: "Đúng là vấn đề ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc là rất nguy hiểm, nó giống như là tô giới. Ở Trung Quốc trước kia có những tô giới để cho các nước phương Tây đặc chiếm".
Giải thích cho việc người dân biểu tình phản đối dự luật đặc khu, Bình nói: "Bây giờ về đặc khu, tôi nghĩ những người đúng đắn và giỏi thì phải nghe ý kiến của nhân dân xem tại sao nhân dân biểu tình rầm rộ để chống luật ba đặc khu" và để kích động người dân tiếp tay cho ý đồ chống phá chính quyền, Bình nói: "Thế mà bây giờ cứ ngấm ngầm thực hiện những luật đặc khu, thì tôi thấy rất là thắc mắc".
Cũng bàn sâu về chủ đề này, BBC dẫn lời "nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Sinh nói: "Tôi cũng có mối lo ngại về vấn đề ba đặc khu. Nếu như lập lại mà không dính líu gì đến người Trung Quốc, thì không có vấn đề gì đáng lo ngại. Nhưng nếu vẫn giữ tinh thần như mọi người đã biết mà đã gây ra một làn sóng phản đối của người dân Việt Nam, mà dưới một hình thức khác nhưng thực chất vẫn là đặc khu cho người Trung Quốc, thì thực sự tôi thấy lo ngại".
Tởm lợm và buồn nôn hơn cả là "nhà nghiên cứu sử học Đinh Kim Phúc, cựu giảng viên lịch sử và quan hệ quốc tế tại Đại học Mở TPHCM, nói với BBC: "Tôi nghĩ, dù ban lãnh đạo trước đây hay hiện nay, các cá nhân mặt này, mặt khác có phương pháp, tiếp cận vấn đề quan hệ Việt - Trung, mỗi người một khác, nhưng tôi không nghĩ rằng bất cứ một lãnh đạo cao cấp nào của Việt Nam là phản bội đất nước. Vì tôi quan niệm rằng đời người chỉ có sống một lần và chết một lần, nếu ai phản bội đất nước, bán rẻ đất nước, thì lịch sử muôn đời sẽ nêu tên như Trần Ích Tắc, như Lê Chiêu Thống".
Thật tởm lợm khi nghe đám mặt dày dân chủ này phát biểu. Rất khó để biết họ đã đọc dự luật đặc khu hay chưa và liệu rằng họ có hiểu được những gì người ta viết trong đó hay không. Nhưng, điểm chung ở họ là cứ nhắc đến đặc khu là họ nghĩ ngay đến Trung Quốc, nghĩ ngay đến khu tự trị, nghĩ ngay đến chuyện Trung Quốc chiếm đất trong điều kiện Việt Nam không có cơ quan quản lý trong đó và rằng, đó là âm mưu bán nước, phản bộ dân tộc của lãnh đạo Việt Nam. Thậm chí tay Nguyễn Nguyên Bình còn nói "Thế mà bây giờ cứ ngấm ngầm thực hiện những luật đặc khu" dưới các hình thức khác.
Vào trang web của Quốc hội chúng ta dễ dàng tìm và đọc được nguyên văn của Dự luật này. Cũng không khó để tìm đến mục giải thích từ ngữ để thấy đặc khu kinh tế (Special Economic Zone - SEZ) là các khu kinh tế được thành lập với mục đích nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc. Đặc khu không phải là khu tự trị để có thể nói là "giống như tô giới".
Tô giới là một phần đất nằm trong một quốc gia có chủ quyền nhưng bị một thực thể khác quản lý, trong khi đó Đặc khu của Việt Nam thì vẫn do bộ máy chính quyền Việt Nam quản lý, điều hành. Đó chính là điểm khác biệt cực kỳ quan trọng, thể hiện chủ quyền của đất nước chứ không phải là bán đất cho Tàu và người Việt không có quyền hành gì trong đó như mục Chi Lan tuyên truyền.
Điều 57 và 58 của dự luật quy định rõ, chính quyền đặc khu được tổ chức theo mô hình Chính quyền địa phương, cụ thể là cấp huyện bao gồm UBND và HĐND, 3 đặc khu sẽ trực thuộc 3 tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang. Điều đó có nghĩa, các đặc khu sẽ do người Việt Nam quản lý hoàn toàn. Nhân dân sẽ tự mình bầu chọn ra chính quyền theo quy định của luật tổ chức chính quyền địa phương.
Cũng theo nội dung dự luật, cả 3 đặc khu nói trên đều có đầy đủ các cơ quan quan trọng như công an, quân đội, được tổ chức chăt chẽ, tinh nhuệ làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự và bảo vệ chủ quyền đất nước theo quy định của pháp luật.
Tiện thể nói thêm, những người nước ngoài ở các đặc khu được cấp và gia hạn visa theo quy định của pháp luật và KHÔNG có đầy đủ quyền công dân như của công dân Việt Nam, chẳng hạn như bầu cử, ứng cử, tham gia vào chính quyền địa phương, tham gia cảnh sát, quân đội. Việc của họ là ở đó và phát triển kinh tế và buộc phải tuân thủ đầy đủ pháp luật Việt Nam, nếu không họ sẽ buộc phải rời khỏi Việt Nam.
Với cách thiết kế này, thì đặc khu muôn đời không bao giờ có các điều kiện cần và đủ để bất kỳ thế lực nào có thể tiến hành các hoạt động ly khai, tự trị. Ý nghĩa về an ninh quốc phòng thể hiện ở chính nội dung này.
Trong dự luật cũng ghi rõ, đặc khu kinh tế sẽ có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các quốc gia khác nhau như Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và thậm chí là các doanh nghiệp Việt Nam đều có thể đến đầu tư... có cả chủ đầu tư người Việt. Điều này có nghĩa đặc khu không phải chỉ dành cho người Trung Quốc đầu tư như Phạm Chi Lan, Đinh Kim Phúc, Nguyễn Nguyên Bình hay Võ Văn Tạo rêu rao. Các bạn có thế kiểm định rất dễ khi đọc dự luật này ở link cuối bài và thấy rõ, trong luật không có bất kỳ một từ nào nói đến Trung Quốc, hay chỉ dành riêng cho Trung Quốc.
Theo quy định của dự luật thì người nước ngoài không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng đất tại các đặc khu kinh tế, và quyền sử dụng này cũng được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của dự luật về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất ở đặc khu thì căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch UBND đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại các đặc khukhông quá 70 năm. Trường hợp đặc biệt thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 99 năm và thẩm quyền quyết định trong trường hợp này là Thủ tướng chính phủ.
Như vậy, thời gian 99 năm mà những kẻ ác ý ngày đêm rêu rao không phải là thời hạn mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng được quyền hưởng, kể cả Trung Quốc. Nhìn mặt bằng chung, thời hạn cho thuê đất của Việt Nam tương tự thời hạn cho thuê đất của các quốc gia khác trên thế giới, nằm trong khoảng từ 50 đến 70 năm. Đây là một khoảng thời gian phù hợp để các doanh nghiệp có thể đầu tư, phát triển và thu hồi vốn. Xin hỏi mấy anh chị, Úc cho Trung quốc thuê cảng Darwin (cảng lớn nhất nhì của Úc) trong 99 năm, không lẽ Úc đã bán nước cho Tàu?
Tiếp theo, theo Khoản 5 Điều 32 thì Chủ tịch UBND đặc khu có quyền quyết định thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Như vậy, không phải cho đối tác thuê rồi thì coi như mất, mà khi có việc cần vì lợi ích quốc gia, công cộng thì UBND đặc khu sẽ thu hồi đất. Như vậy là không có chuyện "bán" như một lũ một lĩ những kẻ cơ hội chính trị, dân túy, và những kẻ chống phá đất nước đang rêu rao.
Tôi nghĩ, cái gì cũng cần thời gian, luật đặc khu cũng vậy. Hôm nay dân chưa hiểu thì ngày mai người dân sẽ hiểu và ủng hộ, bởi nó đem lại cơ hội phát triển kinh tế xã hội của đất nước một cách nhanh chóng và bền vững.
Nhận xét
Đăng nhận xét