Tròn 10 năm – Làng rân chủ quay lại vạch xuất phát

 Năm 2011, sau sự kiện TQ có các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam, trong nước bắt đầu xuất hiện các hoạt động biểu tình phản đối TQ, thể hiện lòng yêu nước. Cũng từ đó, những cuộc biểu tình yêu nước trên đã bị lợi dụng, xuất hiện nhóm “biểu tình viên chuyên nghiệp”; tụ tập, hình thành các hội, nhóm trái phép, nhận tài trợ, qua đó kêu gọi, kích động, tổ chức các hoạt động biểu tình mang màu sắc chính trị, dần hình thành “phong trào rân chủ” trong nước. Đã có lúc “phong trào rân chủ” nở rộ, hội, nhóm trái phép mọc lên như nấm sau mưa, tiền tài trợ từ cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước với mỗi hội, nhóm này cũng thế mà rôm rả, lên tới hàng trăm, hàng tỉ đồng, các rận chủ trong nước còn xem đây như một nghề để kiếm tiền, cùng những ảo tưởng hão huyền khi dấn thân vào con đường này, bởi vậy mà số lượng rận chủ cũng được gia tăng nhanh chóng.





          Năm 2021, sau mười năm nhìn lại, rận chủ Nguyễn Kim Môn đã phải thừa nhận: “Tròn 10 năm, phong trào đấu tranh lại trở lại vạch xuất phát”. Trước lời tuyên bố đáng buồn của rận chủ Nguyễn Kim Môn, có thể thấy việc phong trào rận chủ dậm chân tại chỗ qua những nhận định sau:

          Thứ nhất, phong trào biểu tình “chạm đáy”: Hoạt động phổ biến, dễ trông thấy nhất của phong trào rân chủ đó chính là hoạt động biểu tình, qua đó để tập hợp, lôi kéo, đánh bóng tên tuối. Tuy nhiên, từ vài năm nay phong trào biểu tình trong giới rận chủ đã dần đi xuống, đến nay đã chính thức “chạm đáy”, đơn cử như sự kiện “tưởng niệm hải chiến Hoàng sa 19/01/2021” vừa qua. Nếu như trước đây, những dịp “tưởng niệm” các sự kiện liên quan chiến tranh giữa VN-TQ (“hải chiến hoàng sa 19/01; chiến tranh biên giới 17/2; hải chiến Gạc Ma 14/3”...), các hoạt động gây hấn khác của TQ trên Biển Đông, thì những rận chủ triệt để tận dụng để hô hào, tổ chức, kích động các hoạt động tụ tập biểu tình; hoặc mỗi khi có một rận chủ nào bị cơ quan chức năng bắt giữ, xử lý thì số này cũng tìm đủ lý do để hô hào, kích động để gây áp lực đòi thả người... Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay hoạt động biểu tình trong giới rận chủ dường như là một điều gì đó quá xa xỉ.

          Thứ hai, các hội, nhóm trái phép tan rã: cùng với phong trào biểu tình phát triển mạnh trước đây, các rận chủ cùng đó là đua nhau lập nhóm, lập hội, cùng với những chức vụ tự phong như “Chủ tịch, Phó Chủ tịch...” để tạo ảnh hưởng, kêu gọi tài trợ. Đến nay khi nhìn lại những “Chủ tịch, Phó Chủ tịch...” hay những thành phần “cộm cán”, thì kẻ đã được “nhập kho” (Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy...), kẻ thì bị trục xuất (Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Văn Hải – “Điếu Cày”, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Thu Hà...), kẻ thì trốn ra nước ngoài (Vũ Quốc Ngữ, Lê Mỹ Hạnh...) tị nạn. Một số những hội, nhóm của số rận chủ còn lại cũng không còn thực lực, uy tín để vực dậy phong trào rận chủ (nhóm “No-U”; “Bầu bí tương thân”...); đến cả “quỹ 50k” của Nguyễn Thúy Hạnh được trông đợi đến nay cũng phải tuyên bố “dừng cuộc chơi”.

Thứ ba, những mâu thuẫn, đấu đá nội bộ chưa có hồi kết: Trong 10 năm “hình thành và phát triển” phong trào dân chủ, chúng ta đã được chứng kiến vô tàn những màn đấu đá, hạ bệ lẫn nhau trong giới rận chủ. Từ việc tranh nhau chức thủ quỹ “Hội Bầu bí tương thân” trước đây do Lê Hồng Phong nắm giữ; đến việc hạ bệ “trùm dân oan” Mai Xuân Dũng; và gần đây là liên quan việc bầu cử Tổng thống Mỹ... đã khiến không biết bảo nhiêu thủ đoạn, chiêu trò của giới rận chủ, dẫn tới bao nhiêu lần, bao nhiêu rận chủ phải tuyên bố “từ mặt nhau”, cùng những lời lẽ chửi nhau thậm tệ. Do vậy, nhìn vào giới rận chủ hiện nay có thể thấy, những rận chủ còn lại có xu hướng “co cụm”, “thờ ơ, vô cảm” trước những diễn biến của “phong trào rân chủ”.

Nhận xét