Liên quan đến vụ án xét xử Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, trang Việt ngữ của đài BBC ngày 08-01-2021 đăng bài Một Việt kiều băn khoăn 'án bất công cho Phạm Chí Dũng và đồng sự'. Tác giả được giới thiệu là Lê Mạnh Hùng, nhà báo tự do sống ở Berlin, Đức. Đọc xong bài báo tôi phải phì cười vì sự so sánh tào lao và phát biểu tào lao của người viết. Ông ta viết:
“Ở nơi tôi đang sống (Đức) có không dưới 80.000 nhà báo như thế và chính một phần nhờ có họ, chúng tôi mới được sống trong một xã hội ít nhiễu nhương ... Nhận tiền thù lao của truyền thông nước ngòai đâu có gì sai trái?”
Viết như thế, tác giả đã cho mọi người thấy rõ, ông ta không hiểu biết pháp luật của Đức. Bởi quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được Luật cơ bản (tức Hiến pháp Đức) bảo đảm, nhưng quyền đó không phải là vô giới hạn. Sự lạm dụng quyền đó đều bị truy cứu trách nhiệm.
Một bài báo sau khi được công bố công khai bị coi là hành động tội phạm, nếu mục đích đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản được ghi trong Hiến pháp nhằm bảo vệ và duy trì chế độ xã hội. Hành động bị coi là vi hiến được pháp luật của mỗi nước định nghĩa rõ ràng. Đó là điều phi lý, nếu lấy chuẩn mực đạo đức và pháp lý của Đức để đánh giá việc xử lý hành động vi phạm quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Trong thực tế, ở Đức đã tiến hành vô số thủ tục xét xử những tác giả lạm dụng quyền tự do ngôn luân nói chung và tự so báo chí nói riêng. Những bài báo mà Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn công bố chỉ nhằm vào mục đích phá hoại chế độ nên đương nhiên là trọng tội theo luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Để đánh giá chất lượng bài báo của tác giả xin nhắc lại bài viết của ông ta “Nước Đức và vụ trục xuất ông Nguyễn Quang Hồng Nhân” mà BBC tiếng Việt đăng hôm 06-04- 2019. Theo “phân tích” và nhận định của ông ta thì chính quyền Đức sẽ nhanh chóng xét lại việc trục xuất vợ chồng người xin tị nạn về Việt Nam và khả năng hai người này trở lại Đức là rất cao. Bài báo này có thể lừa bịp được những người thiếu hiểu biết, nhưng với tôi thì không, bởi vì cho đến 2018, tôi đã công tác gần ba thập kỷ tại cơ quan và phỏng vấn, quyết định về đơn xin tị nạn của người nước ngoài, ngoài ra tôi đảm nhận vai trò luật sư đại diện cho chính phủ Đức trước tòa hành chính. Cho đến nay, vợ chồng ông Nguyễn Quang Hồng Nhân không được phép quay lại Đức.
Xin nói thêm, tôi không lạ gì ông Lê Mạnh Hùng, cựu phát thanh viên của của Đài tiếng nói Việt Nam. Khi chạy sang Đức và nộp đơn xin tị nạn, ông ta đã xuất hiện trên báo chí trình bày lý do tại sao phải chạy trốn. Thực chất, ông ta là cựu dân tị nạn. Nhưng trong bài báo mới đây ông khoe, đã làm việc tại “Ban Tiếng Việt, Radio Multikulti thuộc RBB (Rundfunk Berlin-Brandenburg/Đàiphát thanh và truyền hình Berlin-Brandenburg). Về chi tiết này cũng cần nói rõ, Radio Multikulti là một chương trình của đài phát thanh địa phương hướng tới người nước ngoài sống ở thành phố Berlin. Tạp chí Spiegel (Tấm Gương) trong một bài viết đăng hôm 24.03.2005 cho biết, khoảng độ 23.000 người sống ở Berlin đôi khi theo dõi khi chương trình của đài này phát sóng trong nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt. Đài phát thanh này chỉ tồn tại từ ngày 18-09-1994 cho đến ngày 31-12-2008. Ở Radio Multikulti, ông Lê Mạnh Hùng không phải là biên tập viên mà là người đọc bản tin trong tiếng Việt.
Sau khi Radio Multikulti bị khai tử, những người làm việc ở đó, phần lớn là cộng tác viên hưởng nhuận bút, phải đi tìm việc khác. Sếp của ông Lê Mạnh Hùng ở Radio Multikulti là ông Hiếu Bá Linh (người Việt gọi ông là Hiếu Móm). Thời gian qua, người đọc thấy bài viết của ông Hiếu Bá Linh trên mạng do Lê Trung Khoa làm chủ biên.
Dân Việt ở Berlin không lạ gì ông Lê Mạnh Hùng, mọi người gọi ông là Hùng Hoa, bởi vì vợ ông là bà Hoa. Bà Hoa dạy nhạc cụ dân tộc cho học sinh Việt Nam và một số học sinh nước ngoài mê văn hóa Việt. Ông Hùng bây giờ chủ yếu giúp vợ trong công việc đó.
Với trình độ và quan điểm như thế, ông Lê Mạnh Hùng không thể nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan và trung thực về tình hình Việt Nam. Câu chuyện này, một lần nữa cho thấy chất lượng báo chí của trang Việt ngữ đài BBC - một cái loa rè tâm lý chiến, một cái giẻ rách truyền thông phương Tây.
Nhận xét
Đăng nhận xét