Vụ Trương Duy Nhất kêu "Thoát vị đĩa đệm": không làm lấy gì bỏ mồm mà làm người?

 RFA vừa có bài "Blogger Trương Duy Nhất bị quản giáo bắt đi lao động mặc dù bị "thoát vị đĩa đệm”. Đọc cái tiêu đề tanh tưởi ấy thôi cũng đã biết Nhất Lác và RFA định nhằm vào mục đích gì rồi.


Hehe, không làm lấy gì bỏ mồm mà làm người?

Không biết Nhất Lác có kêu như thế hay không, nhưng theo RFA thì điều chia sẻ đó được "ghi nhận" từ người nhà của Trương Duy Nhất. 

Như thường lệ, bất kể thằng nào dù là hiếp dâm, cướp của giết người hay tham nhũng như Trương Duy Nhất miễn là có hoạt động chống phá chính quyền, chế độ ở Việt Nam đều được RFA ưu ái gọi là tù nhân lương tâm để mua nước mắt của đám bất lương quốc tế và đồng thời chích phóng lợn vào sườn chế độ.

Dẫn lời Phạm Xuân Nguyên, RFA cho biết Nhất Lác bị thoát vị đĩa đệm nhưng vẫn phải lao động. Phạm Xuân Nguyên nói, "Đau nhức thì là cái dù là công việc nhẹ phải ngồi sắp xếp giấy hàng mã, Nhất đã có tiền sử bị thoát vị đĩa đệm mà ngồi như vậy thì không thể chịu đựng lâu dài được. Một lúc thì nó đau, ai bị bệnh này rồi thì sẽ biết.". Cũng theo Phạm Xuân Nguyên, "Nhất cũng cho gia đình biết việc ông bị giam chung với 43 người trong phòng giam lớn, trong đó có người án ma túy khiến gia đình "lo lắng và bất an".

Cần nhắc lại, Trương Duy Nhất, xú danh là Nhất Lác, chủ blog "Góc Nhìn Khác", nguyên Trưởng văn phòng Trung Trung Bộ Báo Đại Đoàn Kết, có trụ sở tại Đà Nẵng. Hôm 14/8/2020, Nhất Lác bị TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên 10 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Vụ này, cặp đôi hoàn hào Trương Duy Nhất và Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm đã cấu kết chặt chẽ với nhau để thâu tóm đất công tại số 82 Trần Quốc Toản, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 13,1 tỉ đồng. 

Vụ này Nhất bỏ túi vài tỉ và khi biết Vũ Nhôm đã bị tóm và nguy cơ sẽ bị bắt, Trương Duy Nhất trốn sang Thái Lan, nhờ đến Bạch Hồng Quyền tìm cách sang Canada rồi đến Mỹ. Nhưng tiếc là cánh Bạch Hồng Quyền đã ôm tiền lặn mất tăm và cuối cùng thì Nhất cũng bị bắt bởi cảnh sát Thái, sau đó di lý về Việt Nam.

Trở lại vấn đề, nước nào cũng thế, khi đã đi tù có nghĩa là anh bị giới hạn quyền tự do bởi pháp luật và đương nhiên phải lao động để cải tạo tâm hồn đồng thời giữ gìn sức khỏe. Vậy nên, trong tù, Nhất phải lao động là đúng, không có gì phải bàn cãi. 

Cái đáng yêu của các cán bộ trại giam là biết Nhất Lác to như con trâu trương nhưng không có rượu thì trở nên yếu đuối nên họ đã bố trí cho Nhất Lác làm công việc nhẹ nhàng nhất à xếp giấy thay vì đào ao, nuôi cá, chăn lợn chăn bò theo tinh thần "khỏe thì làm, mệt thì nghỉ". Nhân văn đến thế là cùng mà còn kêu thì cũng bó tay.

Nói về lao động trong tù, đó là nghĩa vụ và cũng là cái quyền của phạm nhân. Luật thi hành án hình sự năm 2010 đã quy định về việc trong thời gian chấp hành án phạt tùphạm nhân được tổ chức lao động để giáo dục, cải tạo ở điều 29. Tôi trích:

"1. Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng; được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Thời gian phạm nhân lao động và học tập, học nghề không quá 08 giờ trong 01 ngày. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày thứ bảy, chủ nhật thì được nghỉ bù hoặc bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.

2. Phạm nhân nữ được bố trí làm những công việc phù hợp với giới tính, sức khoẻ và độ tuổi; không làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục cấm sử dụng lao động nữ.

3. Phạm nhân mắc bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì tuỳ mức độ, tính chất của bệnh tật và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động”.

Hết trích.

Như vậy, trong thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân được bổ sung mức ăn, lập quỹ hòa nhập cộng đồng để chi hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù; bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam; chi thưởng cho phạm nhân có thành tích trong lao động; chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề đối với phạm nhân. Ngoài ra, phạm nhân được gửi số tiền bồi dưỡng làm thêm giờ, làm trong ngày nghỉ, tiền thưởng do có thành tích trong lao động cho thân nhân hoặc gửi trại giam quản lý, được sử dụng theo quy định hoặc được nhận lại khi chấp hành xong án phạt tù.

Không chỉ ở Việt Nam mà ở Mỹ, châu Âu hay bất cứ nơi nào trên thế giời thì tù phải tham gia lao động là chuyện đương nhiên. Nhưng mức độ hà khắc, tàn khốc, khai thác sức lao động của phạm nhân như nô lệ thì Mỹ là số 2. Đương nhiên không có nước nào dám nhận số 1. Tôi sẽ không trích ra đây để mọi người tự kiểm chứng trong bài viết "Nhà tù Mỹ tận dụng sức lao động của tù nhân như thế nào" hoặc "Các nhà tù ở Mỹ tận dụng sức lao động của tù nhân như thế nào?".

Khi đã thấy nhà tù Mỹ khai thác sức lao động của tù nhân như thế nào, chúng ta sẽ thấy giọng điệu bẩn tưởi của Trương Duy Nhất và RFA ra làm sao.

Vậy nên, chừng nào trại giam còn cho Nhất Lác được lao động thì thì chừng đó Nhất Lác vẫn còn được coi là con người.

Nhận xét