Phạm Đoan Trang sinh ra trong gia đình trí thức Hà Nội, các anh chị đều thành đạt với nghề nghiệp của mình. Bản thân vốn là học sinh trường Amsterdam, Đại học Ngoại thương - đều là những ngôi trường tiếng tăm của Hà Nội. Ra trường được vào làm nhiều tòa báo nổi tiếng như VnExpress, VTC, Vietnamnet, Pháp luật TP Hồ Chí Minh…Vậy mà từ phút bốc đồng tham gia biểu tình chống Trung Quốc, bị đệ tử bang nhóm Việt tân khi đó như Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng đám No-U Hà Nội dắt mối, Đoan Trang chính thức “liên can” đến Việt Tân và dần dần trở thành “nhà đấu tranh dân chủ chuyên nghiệp” được VOICE-Việt tân đầu tư, đào tạo bài bản cùng hậu thuẫn cả tài chính và lực lượng không giới hạn. Bởi vậy, cũng như hàng chục “nhà dân chủ” lớn mặt khác, cái kết tất yếu cho Phạm Đoan Trang là nhà tù và bản thân cô ta chuẩn bị sẵn cho chặng đường này. Cùng chúng tôi điểm lại chặng đường gần chục năm “đấu tranh dân chủ” của Phạm Đoan Trang từ vụ “phong trào NO-U” và “Nhật ký yêu nước”, “Tuyên bố 258”, “Vì Một Hà Nội xanh”, “Hiến chương 2015”, cho đến “Nhà xuất bản Tự do” gắn bó với vai trò sáng lập, tổ chức, điều hành cùng với các “ảo vọng” nối tiếp liên tục thất bại của Phạm Đoan Trang
VÌ SAO ĐOAN TRANG ĐI TÙ (1): SA LẦY VÀO VIỆT TÂN VÀ BIỂU TÌNH
Dù sinh ra trong gia đình trí thức bậc trung ở Hà Nội, học được ở các trường tiếng tăm, xong lực học thực sự chỉ dừng ở mức “trung bình” (Phạm Đoan Trang tốt nghiệp Khoa Kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội với bằng trung bình khá) là một trong số lý do khiến cô không chọn việc theo chuyên ngành được đào tạo.
Hơn nữa, đọc một loạt bài viết, cuốn sách trước khi tham gia vào “phong trào dân chủ” do Đoan Trang viết, có thể thấy rõ lý do cô chọn ngành báo với ảo tưởng về thứ “quyền lực thứ tư”. Lao vào thứ mộng tưởng tô vẽ của nghề, Đoan Trang nhanh chóng nhận thấy vị đắng, thất vọng vì thu nhập quá thấp và chưa hề thấy nghê báo không đem lại “quyền lực” thực sự, khiến Đoan Trang vỡ mộng vì bị xem như “kẻ vô danh” sau mỗi bài báo, không ai biết tác giả là ai. Dù đã đổi qua nhiều tòa báo vẫn không đem lai “tương lai quyền lực” nào cho Đoan Trang khiến cô này bắt đầu tìm đến những thế lực nuôi dưỡng quyền lực phía sau làng báo như Nguyễn Trần Bạt, Chu Hảo (phụ trách báo Tia Sáng thời đó), Mai Phan Lợi, Trịnh Hữu Long và nhóm Quỹ nghiên cứu Biển Đông Diễn đàn Nhà báo và Chính sách…
Mời các bạn đọc bài Tiểu sử Phạm Đoan Trang – Kỳ 1: TỪ PHÓNG VIÊN ÔN HÒA ĐẾN CỰC ĐOAN
Chơi bời, quan hệ rặt toàn “nhà dân chủ”, Đoan Trang trở thành một trong những bồ dự trữ của tay chơi khét tiếng Bùi Thanh Hiếu và được y dẫn dắt tới với làng phản động chính hiệu. Cuối tháng 08/2009, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Phạm Đoan Trang bị bắt tạm giữ 9 ngày, do liên quan đến một kế hoạch in áo phông phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên, trong đó đảng Việt Tân là nhà tài trợ với số tiền 24.000USD. Dù Trang bao biện cô không biết rõ kế hoạch, mọi việc đều do Bùi Thanh Hiếu chủ trì, nhưng vụ việc này cũng đủ khép lại giấc mơ “quyền lực thứ tư” của cô ta, buộc cô ta phải rời Vietnamnet vào tháng 02/2010, sau đó được Mai Phan Lợi nâng đỡ vào làm báo Pháp luật TP.HCM cùng với việc tham gia dự án “Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng” (MEC) đang được NGO nước ngoài nuôi dưỡng.
Như con thiêu thân không biết điểm dừng, ngày 05/06/2011, Phạm Đoan Trang tham gia một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam. Ngày 18/08 cùng năm, cô thu thập các bài viết của người biểu tình, để biên soạn thành một tuyển tập mang tên “Thế hệ F”. Trong lời nói đầu của tuyển tập, cô mô tả đợt biểu tình như một cuộc “cách mạng dân chủ” “đầy tự hào”; trong đó người dân xuống đường lật đổ chế độ nhờ sức mạnh của Internet, tương tự như Cách mạng Cam ở Ukraine năm 2005, Cách mạng Nâu ở Myanmar năm 2007, và Mùa Xuân Arab ở Trung Đông, Bắc Phi năm 2011.
Trong không khí hứng khởi của các phong trào biểu tình phản đối đường lưỡi bò khiến Trang sa lầy vào đường hướng chống Cộng cực đoan, lún sâu vào quan hệ rặt các đệ tử của Nguyễn Gia Kiểng và tay chân của Việt Tân, cũng như lún sâu vào cuộc sống sa đọa, bầy đàn, thác loạn, vừa cặp bồ với đủ hạng người, vừa dự trữ vài người tình chát sex bên kia bờ đại dương, chẳng thua kém Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.... Theo dõi vài chát chém gió của những tay chơi No-U đình đám hồi đó như Nguyễn Lân Thắng, Bùi Thanh Hiếu, Mai Dũng, …, Đoan Trang từng được Hiếu Gió khoe ngay dưới facebook của đồng bọn về việc sẵn sàng lên giường với em nhà báo “gọi lúc nào cũng được”.
Blogger Võ Khánh Linh từng kể, nhờ tham gia đợt biểu tình hè 2011, Phạm Đoan Trang đã gặp Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn, là hai người đồng hành cùng cô trong hầu hết các hoạt động về sau. Trang cũng lần lượt gia nhập nhóm No-U vào năm 2011, và Nhật ký Yêu nước vào năm 2012, trước khi xuất cảnh vào năm 2013, để được VOICE dạy nghề làm cách mạng đường phố. Đợt biểu tình năm 2011, và việc biên soạn cuốn “Thế hệ F”, đã thay đổi cuộc đời Đoan Trang, đánh dấu một bước ngoặt chuyển từ một phóng viên phản biện thành một người hoạt động để lật đổ chế độ. Thời kỳ tham gia “phong trào No-U” này, Đoan Trang rất có uy tín, được xem như thày giáo dạy nghề viết cho đám đệ tử Việt tân trong nước.
(Còn nữa)
Nhận xét
Đăng nhận xét