Trong 2 ngày 24 và 25/10/2020, CLB Lê Hiếu Đằng đã mượn danh nghĩa “góp ý cho Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam” để gửi và công bố 2 văn bản công kích chế độ. Số này bao gồm 1 thư góp ý, và 1 bản tuyên bố quan điểm của CLB Lê Hiếu Đằng về phiên xử vụ Đồng Tâm và về vấn đề cải cách chính trị đặt ra trước thềm Đại hội.
Hai văn bản đưa ra 5 yêu sách, bao gồm:
(1) Công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai
(2) “Tiến hành cải cách tư pháp, bằng cách để cho tư pháp độc lập với chính quyền”
(3) Trong công tác nhân sự tại Đại hội Đảng, thay việc “điều động, chỉ định” bằng “vận động tranh cử”, “lựa chọn công khai, dân chủ ngay tại Đại hội”
(4) Sửa Hiến pháp, bầu lại Quốc hội theo hướng đa đảng
(5) Ngừng việc “bắt bớ và đàn áp những người bất đồng chính kiến”
Khi đưa ra 5 yêu sách này, họ chủ yếu viện dẫn bối cảnh của vụ Đồng Tâm và vụ bắt Phạm Đoan Trang.
Tóm lại, CLB Lê Hiếu Đằng muốn Việt Nam chuyển sang áp dụng mô hình của chủ nghĩa tự do Mỹ, với những đặc điểm như đa đảng, tư pháp độc lập, sở hữu tư nhân… Đây mới là mối quan tâm chính của họ, vụ Đồng Tâm và vụ Phạm Đoan Trang chỉ được đưa vào thư để trông có tính thời sự, và để thư thêm lâm li bi đát. Để vận động cho những yêu sách vừa nêu, họ vẫn dùng hình thức thư ngỏ, tương tự như nhiều bức thư mà họ thường xuyên gửi từ năm 2008 đến nay. Khi soạn thư, thay vì muốn thuyết phục Đảng Cộng sản Việt Nam, họ chỉ muốn thể hiện cho dư luận và nước ngoài thấy rằng ở Việt Nam vẫn đang có “lực lượng đối lập”.
Như vậy, bức thư ngỏ của họ chủ yếu là một vở diễn. Nó lại là một vở diễn thiếu thuyết phục, vì thực ra chẳng có “lực lượng đối lập” nào đang thật sự tồn tại ở Việt Nam. Hiện nay, các nhóm chống Nhà nước Việt Nam đang chuyển sang chống nhau do tranh cãi về Tổng thống Mỹ Donald Trump, và do thiếu tiền tài trợ trong đại dịch. Từ năm 2017 trở lại đây, họ cũng đã đổ xô đi tị nạn ở nước ngoài, để lại những điều tiếng và sự khinh thường lẫn nhau ngay trong chính cộng đồng của họ. Giờ đây, chắc chắn các cá nhân đối lập ở Việt Nam không thể hợp thành một lực lượng, vì họ không có lý tưởng chung, lãnh tụ chung hoặc tài chính để chia sẻ cho nhau. Thêm nữa, khi ngày càng nhiều “gương mặt đấu tranh” tỏ rõ là phường lưu manh, tham nhũng, cực đoan, ăn bám, nịnh bợ nước ngoài; thì không đáng ngạc nhiên khi CLB Lê Hiếu Đằng chỉ dám kêu gọi Đảng Cộng sản “tự tách đôi”, chứ không dám đề nghị cho các đảng đối lập tham gia chính trị.
Việt Nam có nên áp dụng mô hình đa đảng khi các gương mặt đối lập đang có trình độ như thế này hay không? CLB Lê Hiếu Đằng nên tự suy ngẫm về điều đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét