Để đối diện với dạng thiên tai hàng năm như lũ lụt miền trung, miền Tây, về cơ bản thì cần những bước chuẩn bị thế nào?
-1. Trước lũ: dân vùng lũ luôn đổ nền nhà rất cao và có thêm gác xếp để tích trữ nhu yếu phẩm từ trước những mùa lũ. Cả tháng không ra khỏi nhà thì họ cũng đã phòng thân rồi. Đéo ai tới lúc nước mấp mé cửa nhà thì mới chạy đi mua mì cả. Cái này là tập quán sinh tồn từ bao đời nay, cũng như thói quen dằn bao cát trên mái tôn chuẩn bị đối phó với vùng hay bão.
Nếu là 1 tổ chức xã hội cộng đồng chuyên nghiệp tham gia bước này, thì họ sẽ nghiên cứu phát triển hệ thống nhà chống lũ dân sinh, hoặc nhà trú ẩn cho cả cộng đồng trong trường hợp thiên tai nặng kỷ lục như năm nay chả hạn. Nhà nước lúc này cũng phải dự trù tích lũy nhu yếu phẩm, lương thảo cho các tình huống khẩn cấp cứu trợ cho các địa phương.
Từ thiện phát chẩn lúc này chẳng mang ý nghĩa đéo gì!
-2. Lũ về, thông thường tài sản giá trị, gia súc... sẽ được các gia đình sơ tán gửi gắm lên vùng cao hơn. Đồ đạc trong nhà xếp chồng lên nhau theo mực nước. Người dân yên tâm ngồi trên giường ngắm cá lội tung tăng cắn thực phẩm dự trữ. Đéo ai chờ từ thiện tự phát tới cho bánh chưng mì gói lúc này.
Lũ lên tới mức phải dỡ mái nhà, thì lúc này nạn dân cần thuyền cứu trợ, cần tập trung tới các nhà tránh lũ của cộng đồng để bảo toàn mạng sống và được cung cấp nơi ăn chốn ở náu thân. Việc này chính quyền Vn đã làm và họ làm rất trách nhiệm, chỉ có điều họ quá bận rộn để có thời gian lai chim làm màu.
Lúc này, cái cần hỗ trợ lực lượng chức năng nếu có là những người và phương tiện được trang bị kỹ năng bài bản để sơ tán dân. Đéo phải lực lượng từ thiện với những bông hoa mỏng manh vén quần tới bẹn lội ì oạp tới thảy mì tôm váy ren cho từng nhà để chếch in ngập fb!
3.Lũ đi, đương nhiên thống kê thiệt hại, khắc phục hậu quả, lên phương án ổn định cuộc sống. Tuỳ thiệt hại tuỳ mỗi hoàn cảnh mà họ cần những sự hỗ trợ (nếu có) khác nhau. Đéo có chuyện thằng có nửa tỉ cất ngân hàng cũng cần nhận cứu trợ 6 triệu như thằng quanh năm khố rách. Mà ở bước này, bọn từ thiện từ xa tới phát quà chếch in nhanh như 1 cơn gió sát sao bằng các hội đồng thôn xóm thế đéo nào được!
Bước này chính là bước khó nhất các tổ chức NGO hoạt động phát triển xã hội cộng đồng phải nghiên cứu bài bản và khoa học để hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng dân cư ở đó. Ví dụ, chăn nuôi trồng trọt hay nên đầu tư phát triển nghề gì phù hợp với môi trường xã hội, tập quán sinh hoạt của dân? Nó là cả một quá trình, đéo đùa.
Và nó dứt khoát đéo phải hành vi bắt dân xếp hàng như lũ ăn mày, tay giơ điện thoại lai chim mồm thõng thượt chời quơi tội nghiệp hem lũ cuốn luôn cái dép vào đít cụ rồi nè, trong lúc đưa phong bao phát chẩn.
4. Từ thiện đóng góp từ dân, cần không?
CẦN. Nói nhanh cho vuông. Với điều kiện kinh tế còn khó, các nguồn ngân sách xh còn eo hẹp như hiện nay, thì khẳng định là các địa phương vùng thường xuyên có thiên tai đều rất cần. Đó chính là lý do vì sao Vn có luật- có chế tài pháp lý rất rõ ràng đối với các cá nhân đứng ra nhận tiền từ thiện mà không qua thủ tục quản lý quỹ xã hội, chưa một ai bị đưa ra xử án điểm. Vì biết chúng sai, chúng làm xã hội phát triển giật lùi, nhưng các địa phương đều cần nguồn tiền gọi là “xã hội hoá” này hỗ trợ!
Thế nên, nghèo đi với hèn. Các bước 1-2-3 tới việc xông pha tới những vùng sâu vùng xa bới xác người vùi lở kia tới 90% vẫn là công sức của bộ máy chính quyền và các lực lượng chức năng, nhưng nhờ truyền thông của lực lượng từ thiện tự phát thế thiên hành đạo mà họ được khắc họa như bọn quan lại gian tham vô dụng, thậm chí giống lực lượng tay sai cho các thánh cô từ thiện chỉ đạo.
5.Từ thiện thế nào cho đúng cách?
Xem 1-2-3 để biết cho người ta thứ họ cần, khuyến khích trước mắt họ phải bật bản năng tự sinh tồn, đừng dúi cho họ thứ mình có và biến những người gặp nạn thành thảm hại cả liêm sỉ.
6.Bài này gõ để đổi lấy 1 cái Tym của 1 nam thần!
Nhận xét
Đăng nhận xét