Tổ Đồng Thuận bị bỏ rơi bởi cả dư luận trong nước lẫn quốc tế

 Sau khi phiên xử sơ thẩm vụ án giết người, chống người thi hành công vụ ở xã Đồng Tâm, một số nhóm chống Nhà nước đã chuẩn bị các bước kế tiếp để khai thác vụ Đồng Tâm, các bước chuẩn bị đã được tiến hành công khai bao gồm:

_ Chuẩn bị tài liệu và lộ trình: Ngày 14/09, Luật khoa Tạp chí đăng bài viết “Vụ án Đồng Tâm: Diễn biến tiếp theo là gì?” của Trần Hà Linh, với nội dung bàn về lộ trình của tòa và những việc có thể làm. Ngày 25/09, trang này tiếp tục đăng “Báo cáo Đồng Tâm” của Phạm Đoan Trang và Will Nguyễn, một tài liệu được soạn với mục đích “Vận động quốc tế” và “Lưu trữ hồ sơ về vụ việc”.

_ Kháng cáo: Ngày 23/09, các luật sư bào chữa thông báo rằng 4 bị cáo đã đồng ý kháng cáo. Số lượng người kháng cáo có thể sẽ tăng lên trong tương lai.

_ Vận động quốc tế: Cho đến nay, giới chống đối mới chỉ thành công trong việc vận động EU. Cụ thể, ngày 18/09, EU ra tuyên bố rằng họ kêu gọi Việt Nam tạm hoãn để tiến tới bãi bỏ án tử hình, và kêu gọi Việt Nam đảm bảo tính minh bạch, hợp pháp, công bằng của quá trình tố tụng liên quan đến vụ việc. Ngày 25/06, dân biểu Saskia  Bricmont thuộc đảng Xanh đã cùng 63 dân biểu khác viết thư kêu gọi EU “có các biện pháp cụ thể nhằm buộc Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền” trong vụ việc. Cùng ngày, bà Bricmont cũng viết một bài có tựa đề “Lạnh xương sống với tình trạng nhân quyền ở Việt Nam”, và đăng lên mạng xã hội.

Tóm lại, dự định của giới chống đối trong việc khai thác vụ Đồng Tâm đang tập trung vào 2 mảng, là tố tụng và vận động quốc tế. Việc vận động dư luận trong nước không còn là trọng tâm, có lẽ vì nó không hiệu quả. Sau tròn 2 tuần kể từ ngày tuyên án, mới chỉ có 3.648 người ký tên vào kiến nghị mà tổ chức VOICE soạn để phản đối bản án – một con số thấp hơn nhiều so với những cuộc vận động trước đây. Có vẻ dư luận trong nước đang khá thờ ơ với việc.



Tuy nhiên, việc vận động quốc tế cũng đang không có mấy triển vọng, vì ngay giới chống đối và quốc tế cũng đang thờ ơ với vụ Đồng Tâm. Ngoài EU, phần còn lại của quốc tế không phản ứng đáng kể với bản án. Về phần giới chống đối, bản thân Luật khoa Tạp chí, một trong các tổ chức dẫn đầu các hoạt động truyền thông liên quan đến vụ Đồng Tâm, cũng đang bỏ bê vụ này để khai thác cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

Sẽ không xa sự thật, nếu ta nói rằng nhóm bị cáo trong vụ Đồng Tâm đã bị bỏ rơi bởi cả dư luận Việt Nam lẫn quốc tế. Tuyên bố của họ trước đây, rằng “cả thế giới” đang theo dõi họ, hóa ra là một ảo tưởng của chứng ngáo livestream, mà họ bị nhiễm từ các nhóm “dân chửi” đã hỗ trợ họ.

Nhận xét