Phạm Đoan Trang bị bắt liên quan gì đến tư pháp của CHLB Đức?

 

Trong khi các địa chỉ truyền thông có quan điểm thù địch hay thiếu thiện chí với Việt Nam như trang Việt ngữ của đài BBC, VOA, RFA, RFI, trang mạng của tổ chức khủng bố Việt Tân … vừa khóc lóc vừa tâng bốc, thì trên mạng xã hội và mạng internet, người Việt yêu nước chân chính tỏ thái độ vui mừng khi nhà báo tuột xích Phạm Đoan Trang đã bị bắt vào lúc đêm ngày 6-10-2020 tại một nhà trọ trên đường Cách mạng tháng 8, Q.3 Tp.HCM. Lý do bị bắt là cáo buộc phạm tội "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999 và tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017). Đó là một điều chắc chắn, mọi người thở phào nhẹ nhõm sau một thời gian dài chờ đợi. Sau khi Phạm Chí Dũng, Phạm Chí Thành (Bà đầm xòe) và Nguyễn Tường Thụy bị tóm cổ thì việc Trang bị bắt không phải điều bất ngờ đối với công chúng. Bởi vì như câu thành ngữ lâu đời của người Đức nói Es kommt, wie es kommen muß, tạm dịch: Đã đến, cái gì phải đến.

Sự việc diễn ra ở Việt Nam này có liên quan gì đến tình hình của Đức? Ở một chừng mực nào đó có sự tương đồng với nhiều vụ việc xảy ra quốc gia phương Tây này, nơi được coi là rất tự do trong biểu đạt quan điểm và tự do báo chí. Thí dụ, tuần qua, rất nhiều người Đức vui mừng khi hàng loạt địa chỉ truyền thông đưa tin về việc một người đàn ông bị tuyên án sau khi đăng tải những lời lẽ kích động trên mạng Internet. Riêng tờ nhật báo rất lớn của Đức Süddeutsche Zeitung ngày 5-10-2020 đăng bài Người đàn ông phải nộp tiền phạt sau khi kích động trên Internet chống lại ông Lübcke. Trong đó có đoạn viết:

Một người đàn ông đã tham gia vào vụ kích động trên mạng chống lại quan chức chính quyền khu vực Kassel là ông Walter Lübcke, phải nộp tiền phạt 1500 euro. Viện Công tố tối cao của tiểu bang ở Naumburg đã đề nghị tòa án cấp huyện cho ra Lệnh trừng phạt đối với người đàn ông đến từ Naumburg ở bang Sachsen-Anhalt - vì đã kích động và kêu gọi người khác hãy có các hành vi bất hợp pháp. Với những lời lẽ quyết liệt liên quan đến một sự kiện vận động bầu cử vào năm 2015 của ông Lübcke, người đàn ông này đã kêu gọi trên Internet, hãy có hành động đánh trả vị chính trị gia. Sau đó, ông Lübcke bị kẻ cực đoan khác bắn chết ở nhà tại Kassel vào đêm ngày 2 tháng 6 năm 2019. Kích hoạt cho hành động này được cho là những tuyên bố của ông Lübcke ủng hộ việc tiếp nhận người tị nạn.

Đây là một trong những vụ án xảy ra ở Đức trong thời gian qua vì lạm dụng quyền tự do dân chủ và nhân quyền. Có người thậm chí đã nhận án tù trên một năm. Trong một số bài Bình luận mà Báo Nhân Dân đã đăng, tôi đã nhiều lẫn đề cập đến vấn đề này. Việc Phạm Đoan Trang bị bắt và việc người đàn ông Đức bị tuyên án với hình phạt tiền cho thấy, ở bất kỳ quốc gia nào, nếu cố tình phớt lờ và vi phạm quy định của Bộ luật hình sự thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu cần thiết, kẻ phạm tội phải bị cách ly khỏi xã hội trong một quãng thời gian tương ứng. Hơn nữa, mỗi quốc gia đều có quyền ban hành những quy định pháp luât cần thiết để bảo vệ chế độ chính trị của mình và sự bình yên cho cuộc sống của các công dân là mục tiêu cao nhất vượt lên trên mong muốn của những cá nhân hoặc nhóm riêng lẻ. Việc Phạm Đoan Trang sẽ phải hầu tòa và bị trừng trị đích đáng là điều đương nhiên. Nước mắt cá sấu của những kẻ a dua cho người đàn bà mồm loa mép giải này cũng không thể làm thay đổi được bản chất vấn đề và tình thế.

Ảnh minh họa của tờ Süddeutsche Zeitung: Trụ sở Tổng Công tố bang Sachsen-Anhalt ở Naumburg. Ảnh: Peter Endig / dpa / archive image (Ảnh: dpa)

Đường link của bài báo đăng hôm 5-10-2020 trên tờ Süddeutsche Zeitung:

Nhận xét