Nỗi đau Rào Trăng 3 và Những kẻ mất tính người

 Khi cả nước đang thương xót, đồng cảm với sự hy sinh của Thiếu tướng Nguyễn Văn Man cùng 12 cán bộ, chiến sỹ trong vụ sạt lở ở Tiểu khu 67 thì một số tài khoản FB mang tên Thuan Van Bui, Hoàng Dũng, Thanh Hieu Bui, Thach Vu, Hoa Thanh, Nguyen Lan Thang, Thảo Teresa, lại đăng tải rất nhiều bài viết “đặt câu hỏi và nghi ngờ”.


Phải nhắc lại cái ngày 12/10 định mệnh ấy, ngay khi nhận được điện báo sạt lở đất vùi lấp 17 công nhân ở thủy điện Rào Trăng 3, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man đã cùng các đồng chí, đồng đội của mình lội bộ hàng chục km. Họ tìm cách tiếp cận gần nhà máy thủy điện nhằm tìm hiểu thực tế để lập Sở Chỉ huy tiền phương cứu hộ, cứu nạn. Mục đích sau khi chọn được địa điểm lập Sở Chỉ huy mới tổ chức đưa quân vào cứu hộ. Đó là đức hy sinh, lòng quả cảm của một vị tướng và của 12 cán bộ, chiến sỹ khi tự bản thân làm trước rồi mới để lính làm sau. Nhưng đau thương đã xảy ra khi họ gặp nạn lúc nửa đêm. Cả khu vực đó, trạm kiểm lâm nơi các anh tạm tá túc được coi là vững chắc, an toàn nhất nhưng sạt lở núi đồi đã san bằng tất cả. Hàng triệu m3 đất cao 7-12m vùi lấp các anh một cách thật xót xa.

Giữa lúc người thân của 13 cán bộ, chiến sỹ đang quằn quại trong nỗi đau mất con, mất chồng, mất cha, mất em trai. Người dân cả nước cũng không giấu nỗi sự thương xót trước sự hy sinh của tướng Man cùng 12 cán bộ, chiến sỹ trong Đoàn cứu hộ thì một số kẻ chống phá như Nguyễn Lân Thắng, Thảo Teresa, Hoa Thành lại đăng bài công khai sự hả hê, sung sướng của mình trên mạng xã hội. Còn Bùi Văn Thuận, Bùi Thanh Hiếu, Thạch Vu, Hoàng Dũng lại đặt ra những “giả thuyết” xuyên tạc mục đích đến Rào Trăng 3 của các cán bộ chiến sỹ. Những kẻ sung sướng, hả hê, xuyên tạc những cán bộ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ tính mạng của người dân, liệu chúng còn có lương tri và trái tim?

Một người dân đứng trước cổng bệnh viện Quân y 268 đã không giấu được niềm xúc động của mình, bày tỏ rằng: “Đó không chỉ là nỗi đau của gia đình 13 người tử nạn, mà là nỗi đau của người dân Huế. Nếu được, mình muốn vào để thắp cho họ nén nhang”. Đó gần như là tâm tư, tình cảm chung của người dân Huế và người dân trên cả nước khi xem tin tức ngày hôm qua (15/10). Và bất cứ ai là người có lương tri cũng sẽ có cảm nhận chung này. Thế nhưng, trong cái thời khắc tang thương ấy, thêm vào đó, khúc ruột Miền Trung đang oằn mình với lũ, nhiều dân lành đã thiệt mạng mà những cái tên kể trên không nói được một lời cho tử tế mà còn cào phím chửi bới, soi mói, châm chọc, ăn không nói có, xuyên tạc không chừa một thứ gì. Chúng lôi ảnh người tử nạn, gia đình họ ra để châm chọc, chúng cố tình nhào nặn ra câu chuyện “đi kiếm vàng, bảo vệ tài sản riêng” để tung hỏa mù thông tin, gieo rắc lòng hoài nghi trong dân chúng. Ông bà ta có câu “nghĩa tử là nghĩa tận”, hành vi táng tận lương tâm, đầy ti tiện của chúng, liệu có xứng đáng là con người nữa hay không? Ngày thường cứ thấy chúng tự vỗ ngực cho mình là “văn minh”, “đề cao nhân quyền”, vậy mà nay, chúng lại công kích, xuyên tạc sự hy sinh của chính đồng bào mình.

Bỗng dưng nhớ lại câu chuyện Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn chơi với Thiền sư Phật Ấn cả ngày. Hai người đối nhau luận về Thiền, Tô Đông Pha hỏi Phật Ấn “Ngài thấy tôi thế nào?”. Phật Ấn trả lời Tô Đông Pha giống Phật. Nhưng ngược lại, Tô Đông Pha lại trông Phật Ấn giống đống phân bò. Từ câu chuyện này rút ra một điều: Tâm thế nào thì nhìn ra thế ấy, nếu tâm trong sáng, từ bi, thánh thiện thì nhìn đâu cũng thấy Phật, những điều tốt đẹp, còn tâm ích kỷ, xấu xí, đen tối thì nhìn đâu cũng thấy “phân bò”. Quay lại câu chuyện 13 cán bộ, chiến sỹ hy sinh ở Tiểu khu 67, những kẻ chống phá như Bùi Văn Thuận, Hoàng Dũng, Bùi Thanh Hiếu, Nguyễn Lân Thắng,… không khác gì Tô Đông Pha, luôn dùng suy nghĩ dơ bẩn, tư duy thô tục của bản thân để đi xuyên tạc, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Ngay cả những người đã hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân, chúng cũng không buông tha, đủ để thấy bản chất con người của chúng như thế nào rồi?

“Một người anh hùng, không hẳn phải là người mạnh nhất, có kỹ năng sắc bén nhất, càng không phải là một người được trang bị hiện đại nhất. Một người anh hùng, là một người dám dấn thân, dám vì người khác mà hy sinh”. Trong lòng nhân dân cả nước nói chung với người dân Huế nói riêng thì 13 cán bộ, chiến sỹ hy sinh ở Tiểu khu 67 đã là ANH HÙNG.

Nhận xét