Mỹ đã ngó lơ Đoan Trang và “Báo cáo Đồng Tâm”?

 Ngày 14/09/2020, TAND Tp. Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm nhóm bị cáo trong vụ án Đồng Tâm trong đó Lê Đình Công và Lê Đình Chức lĩnh án tử hình. Ngày 25/09, hai thành viên VOICE là Phạm Đoan Trang và Will Nguyễn đã công bố “Báo cáo Đồng Tâm” phiên bản thứ 3, bằng song ngữ Anh - Việt, dày 130 trang (nối tiếp phiên bản thứ 2 được ra mắt hồi tháng 02/2020). Trong suốt tuần cuối tháng 9, Đoan Trang và Will Nguyễn đã chủ động quảng bá báo cáo này thông qua 3 cuộc phỏng vấn trên các báo nước ngoài (gồm RFA, VOA, SBS) và một số bài viết trên Facebook cá nhân.



Trong các cuộc phỏng vấn với báo nước ngoài, Đoan Trang và Will Nguyễn nói rằng việc biên soạn báo cáo nhắm đến 2 mục đích, là “Lưu lại tội ác của chính quyền” và “Vận động quốc tế cho một cuộc điều tra độc lập”. Cụ thể:

- Đoan Trang cho biết mục đích viết báo cáo Đồng tâm là “Mục đích đầu tiên là có tác dụng lưu trữ. Họ càng không muốn bị ghi lại (vụ án Đồng Tâm) thì chúng tôi ghi nó lại. Và, ghi lại bằng một ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh để cho người đọc trên thế giới biết đến vụ án. Đồng thời, báo cáo cũng được ghi lại bằng tiếng Việt để cho người Việt Nam đọc. Mục đích báo cáo bằng song ngữ là vậy.”

- Cả Đoan Trang và Will Nguyễn đều không giấu giếm mục đích thứ hai của Báo cáo Đồng Tâm là “Vận động quốc tế cho một cuộc điều tra độc lập”. Đoan Trang cho biết “Chúng tôi rất mong đây có thể trở thành một bộ hồ sơ, một công cụ để những người có thể có năng lực và có quan tâm thì có thể đi vận động quốc tế cho vấn đề Đồng Tâm để giúp đỡ cho bà con Đồng Tâm; ít nhất là họ tránh được án tử hình và chấm dứt việc họ bị khủng bố, đe dọa triền miên như thế này.”. Còn Will Nguyễn: “Chúng tôi đã chuyển Báo cáo cho đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, cũng như Liên minh Âu châu. Họ thông báo rằng họ đang theo dõi chặt chẽ vụ việc. Phía Mỹ cho biết họ có thể sẽ nêu vụ Đồng Tâm trong Đối thoại Nhân quyền Việt –Mỹ sắp tới.”

Bất kể những tuyên bố trên của Đoan Trang và Will Nguyễn, trong bối cảnh chính trị hiện nay, sẽ khó có lực lượng nước ngoài nào muốn kêu gọi Nhà nước Việt Nam cho phép mở một cuộc điều tra độc lập về vụ việc. Vì vậy, có thể đằng sau những thông điệp không thành thực nêu trên, Đoan Trang và Will Nguyễn đang nhắm đến 2 mục đích:

Thứ nhất, họ muốn định hình các ghi chép lịch sử về vụ Đồng Tâm, trước hết là các tư liệu tiếng Anh.

Thứ hai, họ muốn mượn danh quốc tế để tiếp cho các bị cáo, các luật sư, số thành viên “tổ Đồng Thuận” đang tại ngoại và dư luận chống Cộng một chút hy vọng, nhằm thúc đẩy số người này tiếp tục theo đuổi vụ việc. Nhờ đó, kéo dài sóng truyền thông và các hoạt động vận động quốc tế liên quan đến vụ việc, để họ tiếp tục khai thác sự vụ trong ngắn hạn, và vận động phương Tây trừng phạt Việt Nam (VD: ra luật Magnitsky, sử dụng các điều khoản của EVFTA…) trong dài hạn.

Đáng tiếc, tác giả Phạm Đoan Trang của “Báo cáo Đồng Tâm” đã bị bắt đêm 06/10, khi cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ diễn ra chưa đầy 1 ngày. Và Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam đã gần như làm lơ, phản ứng lấy lệ trước diễn biến này, tương tự như lần Chính phủ Việt Nam bắt một tác giả khác của báo cáo, là Trịnh Bá Phương. Như vậy, hy vọng mong manh mà nhóm biên soạn “Báo cáo Đồng Tâm” đặt vào phía Mỹ rốt cuộc chỉ là một ảo tưởng. Chúng ta hãy cùng chia buồn với những nhà dân chửi đang bày tỏ sự thất vọng trước thân phận tốt thí của Đoan Trang và quyết định phũ phàng của Thế Giới Tự Do, được đại diện bởi Mỹ

Nhận xét