Trái ngược với vụ bạo loạn ở Thái Bình và Tây Nguyên trước đây, cho đến hôm nay, truyền thông trong khu vực sử dụng tiếng Đức* vẫn không thèm đếm xỉa đến ổ phản động ở Đồng Tâm. Ngay cả những địa chỉ truyền thông trước đây moi mọi chuyện để cà khịa Việt Nam lần này lại im lặng tuyệt đối. Điều đó cho thấy, hiện nay chính quyền Đức định hướng truyền thông một cách triệt để.
Theo tôi, Chính phủ Đức vẫn im lặng vì họ nhận thức được rằng, ở quốc gia nào cũng có những phần tử cực đoan và đó là mối nguy hiểm lớn cho xã hội và Nhà nước. Chắc chắn, họ có đầy đủ thông tin để tin rằng ông Lê Đình Kình và đồng bọn đều là những tên tội phạm táo tợn xem thường pháp luật, vì tham lam mà tỏ ra thái độ thách thức với chính quyền. Hơn nữa, họ biết được rằng sẽ là kẻ đạo đức giả nếu họ phê phán Việt Nam sau Lê Đình Kình bị tiêu diệt và đồng bọn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hơn ai hết, các cơ quan quyền lực của Đức thừa hiểu, phải làm gì khi một bộ phận công dân coi trời bằng vung. Thí dụ, những người thuộc "Phong trào Công dân Đế chế", đó là tên gọi cho một số nhóm và cá nhân ở Đức và các nơi khác từ chối tính hợp pháp của nhà nước Đức hiện đại, Cộng hòa Liên bang Đức. Phong trào này thường được kết nối với các lập trường cực hữu và chống đối. Năm 2016, một „Công dân Đế chế“ bắn chết một sĩ quan của đơn vị đặc nhiệm ở Georgensgmünd, bang Bavaria, trong khi cảnh sát muốn tước vũ khí của hắn ta. Các lý thuyết của Phong trào Công dân Đế chế cho rằng Đế chế Đức vẫn tiếp tục tồn tại vì Hiến pháp Weimar năm 1919 chưa bao giờ bị bãi bỏ. Vì thế, luật pháp, tòa án và thuế má của của Cộng hòa Liên bang là bất hợp pháp. Trong một báo cáo tình hình đưa ra trong tháng 4 năm 2018, Cơ quan tình báo đối nội (BfV) và Cơ quan hình sự liên bang (BKA) ước tính rằng từ năm 2015 đến giữa năm 2017, hơn 10.500 tội phạm đã được thực hiện bởi các "Công dân Đế chế". Trong năm 2019, có tổng cộng 589 (2018: 776) tội phạm cực đoan có động cơ chính trị được thực hiện bởi " Công dân Đế chế". Những tội ác cực đoan này bao gồm tổng cộng 121 hành vi bạo lực (2018: 160). Các "Công dân Đế chế" thường là người ham mê và hiểu biết về súng đạn.
Trái ngược với truyền thông Đức, một số tên người Việt sống lưu vong ở Đức to mồm nói xấu Việt Nam vì vụ việc ở Đồng Tâm. Kẻ lắm mồm nhất là Nguyễn Văn Đài (NVĐ), đã sử dụng mạng xã hội, mạng internet và cái giẻ rách BBC Việt ngữ để phê phán Việt Nam. Càng nói nhiều, NVĐ càng bộc lộ sự yếu kém của mình trong cách lập luận. Nhưng không hoạt động kiểu đó thì NVĐ biết làm gì bây giờ? Giấy chứng chỉ hành nghề luât sư đã bị thu hồi sau khi đi tù hai lần, bằng tốt nghiệp ĐH luật ở Việt Nam không được công nhận nên không có giá trị sử dụng ở Đức, trước đây đi lao động xuất khẩu một năm ở Đông Đức với trình độ tiếng Đức chỉ đạt mức nói tiếng bồi, vì vậy hắn không thể làm việc cho bất kỳ cơ quan nhà nước, tổ chức từ thiện hay một doanh nghiệp nào ở đây, trừ những công việc chân tay như rửa bát cho nhà hàng hay giúp các nhà sản xuất nông nghiệp trong thu hoạch hoa quả như hái anh đào, dâu tây ...
Chém gió kiếm vài đồng nhuận bút qua bài viết rẻ tiền bằng cách chửi đổng và để các tổ chức chống phá Việt Nam vui lòng là cách để đốt cháy thời gian đối với NVĐ và những kẻ đã quay lưng lại với Đất nước như nhà văn Võ Thị Hảo, Bùi Thanh Hiếu (Người buôn gió). Đại đa số thành viên của cộng đồng người Việt ở Đức và Tây Âu không tin vào những luận điệu xằng bậy của bọn chúng.
(*) Tiếng Đức được nói phổ biến và là ngôn ngữ chính thức tại Đức, Áo, Thụy Sĩ, Nam Tyrol (Ý), Cộng đồng nói tiếng Đức tại Bỉ, và Liechtenstein; nó cũng là ngôn ngữ chính thức, nhưng không phải là ngôn ngữ của số đông người dân tại Luxembourg.
Ảnh: Toàn cảnh phiên tòa xét xử vụ án tại xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Ảnh: TTXVN
Nhận xét
Đăng nhận xét