Đáng lẽ ra, đến giờ phút này khi ở Việt Nam đang là tháng 9 và chắc không còn nhiều người nhớ câu chuyện xảy ra hồi tháng 3 cùng bệnh nhân số 17 có tên là Nhung, và đáng lẽ chuyện đó nên quên đi nhưng vẫn có kẻ cố tình khơi lại dòng nước đục, buộc dư luận một lần nữa phải nhắc đến. Vâng, đó là bệnh nhân số 17 và 2 lần nói dối của cô ta, một lần hãm hại đồng bào và một lần bôi nhọ danh dự Tổ quốc.
Khoảng từ đầu tháng 3 năm 2020, lúc này Việt Nam vẫn chưa hề công bố dịch rộng khắp địa bàn cả nước và các ca nhiễm mới chỉ lác đác xuất hiện ở một số địa phương nhưng các biện pháp phòng dịch đã được triển khai mạnh mẽ, trong đó việc khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch là điều bắt buộc.
Tối mùng 6 và ngày mùng 7 tháng 3, cả nước chết lặng trước thông tin một bệnh nhân trở về từ nước ngoài dương tính với covid-19. Lịch trình của cô ta như sau: N.H.N. - bệnh nhân COVID-19 thứ 17 của Việt Nam. Bệnh nhân này đã từ Hà Nội bay đi London (Anh) vào ngày 16-2. Tại thủ đô nước Anh, cô ở nhà chị gái.
Sau đó, hai chị em đến Milan (Ý) để du lịch bằng máy bay. Tại đây, cô tham quan, du lịch, mua sắm trong thành phố.
Chiều 20-2, cô quay trở lại London và ở đây từ ngày 20 đến 25-2. Sau đó, cô lên tàu cao tốc từ London đến quận 8 của Paris, Pháp. Cô ở một nhà trọ, nhưng hiện tại chưa nhớ địa chỉ của tòa nhà. Sau đó, cô đi tàu cao tốc trở lại London, và từ London lên máy bay ngày 1-3 về Việt Nam, về tới sân bay Nội Bài lúc 4h30 sáng 2-3.
Từ sân bay, cô lên xe riêng của gia đình về nhà tại 125 Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), ở trên tầng 8 từ ngày 2-3 đến chiều 5-3 thì vào Bệnh viện Hồng Ngọc. Tại đây, với những dấu hiệu không bình thường, cô được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2.
Một điều khiến cho người ta phẫn nộ là tại sân bay khi nhập cảnh vào Việt Nam, cô ta đã cố ý giấu nhẹm tất cả lịch trình của mình, không khai báo y tế trung thực và khi trở về Việt Nam còn đi dự rất nhiều sự kiện, tiệc tùng. Hậu quả của lần nói dối này là cả khu phố Trúc Bạch bị phong tỏa 14 ngày, nhiều người lây bệnh từ cô ta - trong đó có bệnh nhân số 19 là bác của N và suýt chút nữa đã không qua khỏi, nếu không có sự cố gắng cứu chữa của các y bác sỹ Việt Nam.
Cô ta được chăm sóc tại bệnh viện hoàn toàn miễn phí, điều trị trong thời gian dài, được chăm sóc cẩn thận cho đến khi ra viện. Hầu hết mọi người đều tha thứ và không truy cứu hành vi và hậu quả mà cô ta đã gây ra, chính xác hơn là mọi người đều lãng quên cô ta trong cuộc chiến chống dịch phía trước.
Thế nhưng, mọi thứ không dừng lại.
Dòng nước đục được khơi lại khi có lẽ cô ta đã thuê một tờ báo nước ngoài viết về cảm nhận của bản thân khi bị phát hiện mang dịch bệnh ở Việt Nam, về quá trình đau khổ của cô ta khi phải điều trị ở Việt Nam, thậm chí trắng trợn hơn khi cô ta đã thêu dệt và so sánh phương pháp chống dịch của Việt Nam, rằng Việt Nam đã vi phạm quyền riêng tư khi "công bố tất cả thông tin, lịch trình di chuyển, lịch sử dịch tễ của bệnh nhân dương tính với covid-19" điều đó đi ngược lại với cách làm của các quốc gia phương Tây khác.
Trong dòng story đăng trên Instagram, cô ta đã chia sẻ: "Cảm ơn The New Yorker đã làm sáng tỏ câu chuyện của chúng tôi, trong số những trường hợp khác trên khắp thế giới. Những trải nghiệm này thật đau đớn vào thời điểm đó, nhưng nhờ chúng, tôi đã trưởng thành, học hỏi được và tôi tin rằng mình đã trở thành một người mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đối với bất cứ ai từng cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng như tôi đã từng, luôn có ánh sáng ở cuối đường hầm."
Thành công trong chống dịch của Việt Nam chính là công khai và minh bạch, tất cả mọi người chấp nhận hy sinh một phần lợi ích, một phần quyền riêng tư của mình để tạo nên thành công chung của cả nước, và không chỉ có bệnh nhân số 17 "bị" xâm phạm quyền riêng tư, bất kỳ ai nhiễm bệnh tại Việt Nam đều "bị" vậy.
Cô ta đã nói dối như thể mình là trung tâm bị công kích, rằng như thể sau tất cả cô ta là nạn nhân và những người đã cứu chữa cho cô ta, những người đã miệt mài kéo cô ta về từ chỗ chết đang tìm cách hãm hại cô ta. Lần nói dối này, chính cô ta đã mượn tay báo chí nước ngoài bôi nhọ chính Tổ quốc của mình. Thật đáng thất vọng!
Hãy nhìn những gì cô ta làm, lây bệnh cho mọi người, khiến rất nhiều người bị gián đoạn trong công việc và cuộc sống, khiến cho hàng nghìn con người phải chạy theo cô ta vất vả, khiến những cán bộ, chiến sỹ, những người bị cách ly cha mất, mẹ mất không thể về chịu tang... và hôm nay, chính cô ta tố cáo ngược lại rằng đất nước khiến cô ta chìm trong bóng tối và không tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm.
Đáng lẽ, chỗ của cô ta phải là căn buồng giam 7 mét vuông, nơi hàng ngày cô ta phải phản tỉnh về lỗi lầm của mình chứ không phải là giường ấm, nệm êm và bịa chuyện trên những bài báo.
Thật đáng khinh bỉ.
Nhận xét
Đăng nhận xét