Việt Nam bước đầu ngăn chặn được thông tin sai lệch về dịch COVID-19

 Khi ca nhiễm số 416 (lây trong cộng đồng) được phát hiện tại Đà Nẵng hôm 25/07, thành phố Đà Nẵng bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 28/07, và hơn chục ca tử vong đầu tiên liên quan đến dịch bệnh bắt đầu được ghi nhận từ 31/07 đến nay. Nhân đó, trong dư luận phi chính thống trên Internet, đã xuất hiện nhiều bài viết khai thác các mâu thuẫn chính trị, xã hội khi bình luận về diễn biến của dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong đợt tái bùng phát này của dịch bệnh, dù hiện tượng hỗn loạn thông tin vẫn được ghi nhận, nó đã suy giảm khá nhiều so với đợt bùng phát đầu tiên (tức tháng 02 và 03/2020). Khác biệt này được thể hiện qua bảng dưới:

 

Đợt bùng phát tháng 02 & 03/2020

Đợt bùng phát cuối tháng 07/2020

Hành vi tung tin giả

 

_ Báo chí ghi nhận hàng chục đầu tin giả có ảnh hưởng, với nội dung rất đa dạng – từ diễn biến dịch ở các địa phương, tình trạng bệnh của các quan chức, các ca tử vong, các cách “chữa bệnh tại nhà”, cho đến các thuyết âm mưu liên kết dịch bệnh với “ngày tận thế” và “chiến tranh sinh học”.

_ Đối tượng tung tin rất đa dạng – từ người dân thiếu hiểu biết, tiểu thương lừa đảo, các trang tin giả câu view, cho đến các giáo phái, các nhóm chính trị đối lập…

 

_ Báo chí chỉ ghi nhận 3 đầu tin giả có ảnh hưởng – là “Phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam”, “Triển khai đội taxi riêng phục vụ du khách Trung Quốc”, “dừng các đường bay nội địa từ 0 giờ ngày 31/07”. Cả ba áp dụng cùng một thủ pháp – là sửa ngày tháng hoặc một phần nội dung trong các bài trên báo chính thống rồi đăng lại.

_ Đối tượng tung tin ảnh hưởng đến dư luận trong nước chủ yếu là các trang tin giả câu view.

 

Thái độ của giới chống đối

 

_ Đa số tuyên truyền rằng dịch COVID-19 sắp khiến chế độ độc đảng ở Việt Nam và Trung Quốc sụp đổ, vì vậy cơ hội “nổi dậy” đang đến gần. Một số cá nhân còn kêu gọi rút hết tiền khỏi ngân hàng, bán nội tệ mua ngoại tệ, mua tích trữ lương thực và nhu yếu phẩm… để góp phần gây khủng hoảng.

_ Một bộ phận giới chống đối đã kêu gọi người dân bình tĩnh, đoàn kết, không share tin giả, tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch của Nhà nước, nhưng tiếng nói của họ bị lấn át.

 

_ Mới chỉ có một vài kẻ như Nguyễn Lân Thắng tuyên truyền rằng đợt bùng phát mới của COVID-19 ở Việt Nam có thể đem đến cơ hội lật đổ. Một số cá nhân kêu gọi rút hết tiền khỏi ngân hàng, bán nội tệ mua ngoại tệ…, nhưng ảnh hưởng không lớn.

_ Lời kêu gọi người dân bình tĩnh, đoàn kết, không share tin giả, tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch của Nhà nước bắt đầu có ảnh hưởng (xem ảnh ở dưới).

                    

Thái độ của người dân

 

_ Hiện tượng hoảng loạn, mua tích trữ lương thực và nhu yếu phẩm, chia sẻ tin giả và các cách “tự chữa bệnh” phản khoa học… khá phổ biến.

_ Hiện tượng hoảng loạn, mua tích trữ lương thực và nhu yếu phẩm… không quá phổ biến. Cả báo chí chính thống lẫn báo chí nước ngoài có bản tiếng Việt đều phản ánh thái độ bình tĩnh của người dân trong tâm dịch.

 

 


Thay đổi vừa nêu của các luồng dư luận liên quan đến dịch COVID-19 có thể xuất phát từ 3 lý do:

Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đã tỏ ra đáng tin cậy trong công tác phòng dịch hơn so với chính phủ tại nhiều nước đa đảng.

Thứ hai, nỗ lực chống tin giả từ cả phía Nhà nước, báo chí, các nền tảng mạng xã hội lẫn các nhóm dân sự đã bắt đầu phát huy tác dụng.

Thứ ba, cả bộ máy chính trị lẫn người dân đều đã tích lũy được một số kinh nghiệm, kiến thức, thói quen phòng chống dịch bệnh.

Như vậy, trong khi người dân tại nhiều nước vẫn đang phải trả giá bằng sinh mạng vì các thông tin sai lệch trong dịch COVID-19, thì Việt Nam đã bước đầu giải quyết được vấn đề này. Đây là thành tựu của nhiều lực lượng trong xã hội, và của chính người dân Việt Nam. Tuy nhiên, vì truyền thông là lĩnh vực liên tục thay đổi, chúng ta cần tiếp tục cảnh giác trước những biến thể mới của thông tin sai lệch, thay vì chủ quan và để xảy ra hậu quả đáng tiếc.  

Nhận xét