Nhìn sang các quốc gia khác trên thế giới, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, rất nhiều bệnh nhân đã gọi điện thoại xin cứu chữa, nhưng không được đáp ứng. Chỉ khi nào bệnh gần chết, xe cấp cứu mới tới. Vài tiếng đồng hồ sau, người đó được đem vào nhà xác vì đã quá muộn. Lẽ ra họ phải được cứu chữa ngay từ đầu.
Cũng có những nước, người dân được cứu chữa khỏi bệnh xong lại phải “kêu cứu” vì biên lai “khủng bố” khiến họ phá sản, đánh mất toàn bộ tương lai vì cái biên lai chữa bệnh giá trên trời!
Đó là một trong vô khối câu chuyện được báo chí phản ánh! Có thể thấy rõ, quyền con người ở những quốc gia đó đã không được thực thi một cách nghiêm túc trong việc bảo vệ quyền được sống và an toàn của người dân.
Còn ở Việt Nam, khi chưa biết bản thân đã nhiễm bệnh hay chưa, chỉ cần có nguy cơ (vì hôm qua vô tình tiếp xúc với người nhiễm) là người dân đã được nhân viên y tế tới trước cửa nhà đưa đi cách ly, xét nghiệm.
Ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện, Nhà nước đã đối phó rất quyết liệt: buộc học sinh phải nghỉ học, mọi người dân phải thực hiện giãn cách xã hội, phải đeo khẩu trang,… Nhưng bù lại, mọi người đều được chữa trị miễn phí. Khi được đưa vào khu cách ly, ai cũng được tôn trọng, được chăm sóc tử tế, phục vụ đồ ăn thức uống ngon miệng, đầy đủ. Và tất cả bao nhiêu nguồn lực khác: bộ đội, công an, nhân viên y tế,… được huy động tối đa để phục vụ tận tình cho người bệnh, làm cho họ cực kỳ yên tâm khi ở trong khu cách ly và được điều trị.
Như vậy, ngay từ đầu, Nhà nước Việt Nam đã vừa quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh, vừa tôn trọng con người. Đến lúc thực hiện giãn cách xã hội, điều này càng được thể hiện rõ hơn nữa khi nhiều người buộc phải nghỉ việc, mất thu nhập, và không đủ tài chính để tích trữ lương thực trong thời gian dài thì Nhà nước đã tìm mọi biện pháp giúp cho mọi người không bị thiếu đói. Rõ ràng, qua dịch bệnh lần này, nếu nói về quyền con người, quyền được sống, quyền được no đủ, thì sự chăm sóc cư xử cực kỳ chu đáo đó đã thể hiện rằng Việt Nam là nước thực thi quyền con người cực kỳ tốt
Trong bối cảnh làn sóng dịch bệnh thứ 2 bùng nổ khắp thế giới, Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo tiếp tục ưu tiên đưa khoảng 14.000 công dân Việt Nam ở nước ngoài. Trước đó trên mạng xã hội xuất hiện nhiều lời kêu cứu của người dân Việt bị mắc kẹt ở nước ngoài khi đi xuất khẩu lao động, đi học, thăm thân cùng với hoàn cảnh đáng lo ngại của họ ở nước ngoài khi phải đối mặt với dịch bệnh, đối mặt với tình trạng y tế quá tải nơi xứ người. Như vậy, dù đất nước còn đang khốn đốn vì “tự phong tỏa” nhằm tránh khỏi làn sóng dịch bệnh xâm nhập, vẫn quyết không từ bỏ khẩu hiệu “không bỏ lại người dân nào phía sau”.
Tính đến hôm nay, Việt Nam không ca nhiễm mới lây lan từ cộng đồng, nguồn bệnh duy nhất đến từ những người Việt xa xứ trở về trên các chuyến bay đặc biệt đưa họ về quê hương “chạy dịch”. Ca bệnh nguy hiểm nhất là phi công người Anh hồi phục hoàn toàn và bản thân ông cũng như cả thế giới thừa nhận, nếu ông không phải ở VN thì chắc chắn tính mạng không thể giữ được. Chính phủ Việt Nam đã làm nên một kỳ tích trong việc chống giặc Covid-19, nhờ có khả năng nhìn xa và áp dụng những biện pháp quyết liệt, hữu hiệu để chặn đứng và ngăn ngừa dịch bệnh trước khi quá trễ. Đây quả thực là một điểm son của Chính phủ trong việc bảo vệ và chăm sóc đời sống của người dân.
Giờ đây, khi cả thế giới vẫn đang điêu đứng chống dịch bệnh thì trẻ em được hân hoan tới trường, người dân khắp nơi tất bật với công việc, hàng quán được mở lại, phố xá đông đúc… Có thể nói, trên toàn lãnh thổ Việt Nam, cuộc sống của mọi người dân đã trở về bình thường. Cuộc sống bình thường của người Việt Nam hiện nay là mơ ước của rất nhiều nước trên thế giới khi họ vẫn đang phải đương đầu với dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Truyền thông quốc tế đã, đang và sẽ tiếp tục ca ngợi, phân tích thành tựu chống dịch của Việt Nam và so sánh với quốc gia của họ bằng con mắt “phản biện” cũng như yêu cầu Chính phủ nước họ học cách chống dịch của VN để bảo vệ tính mạng con dân nước mình. Tuy nhiên không dễ!
Nhận xét
Đăng nhận xét