NHÂN - QUẢ

Thành phố Minneapolis, bang Minnesota đã trải qua đêm bạo loạn thứ hai liên tiếp khi người biểu tình giận dữ cướp bóc, đốt phá sau vụ một người da đen bị cảnh sát ghì chết.
Người đàn ông da màu tên George Floyd, 46 tuổi, đã tử vong đêm 25/5 sau khi bị một cảnh sát da trắng ở thành phố Minneapolis ghì cổ bằng đầu gối trong hơn 8 phút. Video về sự việc cho thấy Floyd đã cầu xin: “Làm ơn, làm ơn, tôi không thể thở được”, trước khi tử vong vì ngạt thở. Ba cảnh sát khác cũng có mặt chứng kiến vụ việc.
Trước làn sóng sôi sục trong cộng đồng, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/5 đã đăng trên Twitter khẳng định ông đã yêu cầu Cục điều tra Liên bang (FBI) và Bộ Tư pháp điều tra về “cái chết rất đau buồn và bi thảm của George Floyd”. Ông Trump viết: “Tôi chia sẻ với gia đình và bạn bè của George. Công lý sẽ được thực thi”. Tiếp đó, trong cuộc trả lời phỏng vấn cùng ngày, Tổng thống Mỹ cho biết: “Tôi rất đau buồn về việc đó. Một chuyện rất đau buồn".

Bất chấp cam kết từ chính quyền, cộng đồng ở Minnesota và nhiều thành phố khác vẫn không thôi nổi giận. Người biểu tình đã bắt đầu tụ tập từ đầu giờ chiều ngày 26/5 gần nơi Floyd tử vong. Những đoạn video do trực thăng của truyền hình địa phương cho thấy người biểu tình đổ ra các phố, xông vào các cửa hiệu đập phá, cướp bóc. Khi màn đêm buông xuống, những kẻ quá khích đã phóng hỏa một showroom ô tô, đốt cháy các xe cộ đỗ trên đường.
Cuộc biểu tình bạo lực tiếp tục diễn ra trong đêm 27/5 (giờ địa phương). Đám đông phóng hỏa, cướp bóc và đụng độ với cảnh sát. Theo CNN, lực lượng thực thi pháp luật đã đáp trả bằng hơi cay. Thống đốc bang Minnesota Tim Walz đã cảnh báo “tình thế cực kỳ nguy hiểm” của làn sóng biểu tình, đồng thời kêu gọi người phản đối thể hiện hành động hòa bình, như lời kêu gọi của chính gia đình nạn nhân Floyd.
Tại Los Angeles, hàng trăm người cũng tuần hành phản đối tình trạng cảnh sát bạo lực và đòi công lý cho Floyd. Có thời điểm nhóm biểu tình đã chặn một đường cao tốc và tấn công xe tuần tra của cảnh sát bang California.

Nhận xét